Mua bán đất Ngọc Thụy hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy tại sao lại như thế và cần những giấy tờ, thủ tục pháp lý nào để có thể sở hữu một lô đất ở đây, hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Tại sao đất Ngọc Thụy Long Biên lại biến động như vậy
Trong cùng kì những năm 2019, 2020 vì lí do dịch bệnh nền kinh tế toàn cầu đi xuống trầm trọng nhưng BĐS lại là kênh an toàn để đầu tư trong thời điểm này. Long biên là khu vực quận còn đang khai thác của Hà Nội nên tiềm năng ẩn rất lớn. Miếng bánh đầu tư này đã và đang được chú ý tới, vì vậy giá cả đất đai Ngọc Thụy Long biên đang giao động rất lớn.
Nhưng thực sự tình hình là do đâu thì hãy Tham khảo Bất động sản Long Biên tại đây.
2. Các thủ tục pháp lý mua bán đất Ngọc Thụy
Theo điều 106 Bộ Luật đất đai do Nhà nước ban hành, để có thể thực hiện chuyển nhượng sử dụng đất, người sở hữu phải có đủ các điều kiện sau: (1) có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (2) đất không xảy ra tranh chấp; (3) đất vẫn trong thời hạn sử dụng; và (4) quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Điều 66 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 đã nêu rõ là kể từ ngày 1/1/2008, phải có đầy đủ giấy tờ liên quan thì người sử dụng mới được thực hiện chuyển nhượng đất, trừ những trường hợp người sở hữu giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều 50 Luật đất đai đã làm và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đúng quy định trước ngày 1/11/2007 mà chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Theo như điều 50 của Luật đất đai, tuy khoản 1 của điều luật này có nêu lên các quy định về giấy tờ thanh lý, hóa giá nhưng chỉ áp dụng với giấy tờ thanh lý, hóa giá của nhà ở có liên kết với đất ở.
Theo những điều khoản trong luật đất đai, nếu người bán chưa có đủ các giấy tờ pháp lý nêu trên thì chưa đủ điều kiện để có thể giao dịch. Bởi vậy, trước tiên người bán cần gửi đơn xin cấp giấy chứng nhận đứng tên người đó đối với diện tích đất nói trên (chuyển quyền sử dụng đất của công ty sang cho người bán). Khi giấy chứng nhận được cấp, người bán mới đủ điều kiện để tiến hành giao dịch nhận nhượng quyền diện tích đất này thông qua hợp đồng có chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận có công chứng của các tổ chức nhà nước khác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tới vấn đề quy hoạch và quy định tại địa phương về giới hạn diện tích sau khi tách thửa, để chắc chắn rằng lô đất này sau khi tách ra khỏi diện tích đất của công ty sẽ được các cơ quan chức năng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích sử dụng mà bạn mong muốn (với cơ sở phù hợp quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt) và có đủ điều kiện diện tích tối thiểu để được cấp giấy chứng nhận.
Ví dụ như theo Quyết định 19/2009/QĐ-UBND ban hành ngày 25-2-2009 của UBND Tp.HCM, tại Tp.HCM, diện tích đất ở chưa xây nhà ở tối thiểu theo quy định sau khi tách thửa tại khu vực các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Tân Bình phải lớn hơn 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m2.
Đánh giá bài viết!