Thông tin quy hoạch tỉnh Nghệ An siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây
Tổng quan quy hoạch tỉnh Nghệ An
Nghệ An nằm t ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trên trục giao thông kết nối huyết mạch Bắc – Nam của cả nước và hành lang kinh tế Đông – Tây; với vị trí địa lý như vậy, tỉnh Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực nhất là các nước Lào, Thái Lan qua đường bộ và Trung Quốc qua đường biển, là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội.
Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào
- Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào
- Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào
- Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
- Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
Quy mô GRDP năm 2020 (theo giá hiện hành) của Nghệ An đạt 144.570 tỷ, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy quy mô GRDP lớn nhưng do quy mô dân số lớn nên GRDP bình quân đầu người của tỉnh mặc dù tăng liên tục và đạt 42,95 triệu đồng vào năm 2020 nhưng chỉ bằng 67% mức trung bình cả nước, bằng 86% của tỉnh Thanh Hoá (50,2 triệu đồng), bằng 67% của tỉnh Hà Tĩnh (64,25 triệu đồng).
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2011 – 2020 đạt 6,82% (cả nước là 5,95%). Mô hình tăng trưởng của tỉnh từng bước chuyển đổi từ chiều rộng sang kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 48,59%. Tuy tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, song vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các tỉnh Thanh Hoá (10,3%) và Hà Tĩnh (11,0%).
Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò trong quy hoạch Nghệ An
Tỉnh Nghệ An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ; là vùng đất “địa linh nhân kiệt” giàu truyền thống cách mạng và tinh thần hiếu học, là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng có đóng góp to lớn trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị và văn hoá truyền thống nói trên tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội-văn hoá của quốc gia và vùng, mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước trên thế giới, là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, tỉnh Nghệ An luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 36/2021/QH15 quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Nghệ An
(1) Nghệ An có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên trục kết nối Bắc – Nam của cả nước và hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, vận chuyển hàng hóa và du lịch với cả nước và quốc tế, nhất là các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan.
(2) Nghệ An hội tụ đủ các yếu tố như một “Việt Nam thu nhỏ” với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, diện tích đất tự nhiên rộng nhất cả nước, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển; cùng với các tài nguyên về rừng, biển, khoáng sản, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị còn được lưu giữ… nên thuận lợi cho phát triển toàn diện các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
(3) Dân số đông, người dân có truyền thống hiếu học và học giỏi, nguồn nhân lực dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó. Đến cuối năm 2020, dân số tỉnh Nghệ An có trên 3.365 nghìn người, là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước. Số dân trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 57,26% tổng dân số của tỉnh, đạt ngưỡng cơ cấu dân số vàng.
(4) Hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông như: hệ thống đường bộ, đường sắt quốc gia, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng được cải thiện, hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp được đầu tư bài bản.
(5) Nghệ An là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, địa danh giàu truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng, văn hóa đậm đà bản sắc. Đảng bộ, chính quyền, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đoàn kết, đồng thuận, có khát vọng và quyết tâm đưa tỉnh phát triển.
Phương án phát triển các lĩnh vực trong đề án quy hoạch Nghệ An
Gồm 02 khu vực động lực tăng trưởng, 03 đột phá chiến lược, 04 hành lang kinh tế, 05 lĩnh vực trụ cột phát triển, 06 trung tâm đô thị.
a) Hai khu vực động lực tăng trưởng: (1) Thành phố Vinh mở rộng; (2) Khu Kinh tế Nghệ An (mở rộng) là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b) Ba đột phá chiến lược
(1) Hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh mang tính cạnh tranh vượt trội gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính: Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện theo hướng cạnh tranh vượt trội để tạo sự đột phát phát triển. Nâng hạng các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI vào vị trí nhóm đầu của Việt Nam. Xây dựng nền hành chính số, thúc đẩy mọi hoạt động quản lý, điều hành được tiến hành nhanh, tiện lợi, chính xác, thông minh và minh bạch trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành.
(2) Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu phát triển: Trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu để tạo sự kết nối, lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông, Cảng biển, Cảng hàng không; KKT và các KCN, hạ tầng đô thị, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Phát triển hạ tầng xã hội đảm bảo nhu cầu và đẩy mạnh phát triển dịch vụ xã hội.
(3) Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phát huy giá trị văn hóa, con người Nghệ An: Đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tập trung phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, có chuyên môn – kỹ thuật, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ nhân dân. Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát huy giá trị văn hóa, con người Nghệ An; khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển quê hương; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh, hội nhập quốc tế.
c) Bốn hành lang kinh tế: (1) Hành lang kinh tế ven biển phía Đông (gắn với trục Quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam, đường ven biển, đường sắt quốc gia và đường biển) phát triển đô thị, công nghiệp công nghệ cao, Dịch vụ tổng hợp và các ngành kinh tế biển; (2) Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và du lịch sinh thái; (3) Hành lang kinh tế Quốc lộ 7 phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng; (4) Hành lang kinh tế Quốc lộ 48A phát triển lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác và chế biến khoáng sản.
d) Năm lĩnh vực trụ cột phát triển: (1) Phát triển công nghiệp, trọng điểm là công nghiệp chế biến, chế tạo16; công nghiệp hỗ trợ17; (2) Phát triển thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, y tế chất lượng cao; (3) Phát triển du lịch dựa trên 3 trọng tâm: du lịch văn hóa – lịch sử, tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và thể thao biển; du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng; (4) Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (5) Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh.
e) Sáu trung tâm đô thị: (1) Thành phố Vinh mở rộng là trọng tâm; (2) Thành phố Hoàng Mai (phát triển gắn với Quỳnh Lưu); (3) Thành phố Thái Hòa (phát triển gắn với Nghĩa Đàn); (4) Thị xã Diễn Châu; (5) Thị xã Đô Lương; (6) Đô thị Con Cuông.
Phương án tổ chức không gian và quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các vùng trong tỉnh Nghệ An
Tham khảo phương án phát triển không gian và quy hoạch tại văn bản: tải tại đây!
Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Nghệ An cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:
Tham khảo kiến thức pháp luật, quy hoạch tại dây!
Tham khảo bài viết 360 độ các tỉnh thành tại đây!
Đánh giá bài viết!