Tin tức
20/12 2022

Thông tin quy hoạch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2030

  • 3756
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Thông tin quy hoạch tỉnh Khánh Hòa siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây

bang-gia-dat-tinh-khanh-hoa-times-pro
Thành phố Nha Trang

Tổng quan quy hoạch tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa có diện tích 5.137,8 km2, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Đông của Khánh Hoà là Biển Đông với đường bờ biển dài 385 km. Trên đường bờ biển này có các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh nối tiếp nhau và đều có những giá trị đặc thù với rất nhiều tiềm năng có thể khai thác cho các mục đích kinh tế, du lịch, cảnh quan, nghiên cứu khoa học và quốc phòng – an ninh. Đặc biệt, vịnh Vân Phong có diện tích lớn khoảng 46.000 ha, độ sâu trung bình từ 20 – 30m, tương đối kín và chắn gió tốt; là địa điểm của Việt Nam có vị trí gần nhất với tuyến hàng hải quốc tế, nằm gần ngã ba các tuyến hàng hải quan trọng của thế giới; do vậy có vị trí rất thuận lợi để phát triển cảng biển và các dịch vụ hậu cần cảng, nhất là cảng trung chuyển quốc tế. Với vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa có tiềm năng trở thành cửa ngõ ra biển quan trọng hàng đầu của cả nước.
Khánh Hoà có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với trên 200 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước.
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam là các tuyến đường huyết mạch quốc gia đi dọc chiều dài của tỉnh (và kết nối với hai tỉnh giáp ranh là Phú Yên và Ninh Thuận). Bên cạnh đó là các Quốc lộ 26, Quốc lộ 27C; Quốc lộ 27B. Về cảng biển, tỉnh Khánh Hòa hiện có nhiều cảng biển tổng hợp như các cảng Nha Trang, Cam Ranh, Nam Vân Phong… Ngoài các cảng có mục đích dân sự phát triển kinh tế, tỉnh Khánh Hòa có cảng quân sự Cam Ranh là cảng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt về quân sự – quốc phòng của Việt Nam. Về đường hàng không, tỉnh Khánh Hòa có cảng hàng không (CHK) quốc tế Cam Ranh là CHK có công suất khai thác cao thứ 4 tại Việt Nam

Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò trong quy hoạch Khánh Hòa

– Tỉnh Khánh Hòa có đường bờ biển dài 385 km, thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với trên 200 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về an ninh, quốc phòng và kinh tế của cả nước. Tỉnh có 03 vịnh biển đẹp là vịnh Nha Trang, Vân Phong và vịnh Cam Ranh, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch cũng như các ngành kinh tế biển, đặc biệt là phát triển cảng biển và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
– Tỉnh Khánh Hòa có hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Hệ thống đường quốc lộ kết nối liên vùng miền Trung và Tây Nguyên; các cảng biển đã và đang xây dựng nằm rất gần đường hàng hải quốc tế; cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có đường bay kết nối nhiều điểm đến trong và ngoài nước.
– Thương hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa đã khẳng định được vị trí không chỉ ở trong nước mà cả trên thị trường du lịch thế giới. Phát huy lợi thế thiên nhiên, tỉnh Khánh Hòa đã phát triển trở thành là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam. Tính theo doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành, năm 2019 tỉnh Khánh Hòa xếp thứ 5 toàn quốc và thứ 2 trong vùng Nam Trung Bộ (sau TP. Đà Nẵng). Khánh Hòa là địa điểm thường xuyên được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, hội nghị, hội thảo khoa học mang tầm quốc gia và quốc tế.
– Ngành thủy sản phát triển đa dạng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm từ 35 – 44% giá trị xuất khẩu của tỉnh, đưa Khánh Hòa trở thành một trong 5 tỉnh xuất khẩu thủy sản mạnh của cả nước.
– Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Khánh Hòa tương đối cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (có bằng cấp, chứng chỉ) của tỉnh Khánh Hòa năm 2020 là 23,9%, cao thứ 16 cả nước và thứ 2 trong vùng. Tỷ lệ dân số có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên của tỉnh Khánh Hòa cao thứ 12 cả nước (năm 2019).
– Có hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học tương đối lớn so với các tỉnh, thành phố khác trong cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có những tổ chức nghiên cứu khoa học đặc thù (như về hải dương học). Đến năm 2020, số tổ chức KHCN của Khánh Hòa xếp thứ 3/14 tỉnh, thành phố trong vùng (sau Nghệ An và TP. Đà Nẵng).
– Được sự chỉ đạo lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự đồng thuận của Nhân dân, sự cố gắng của các doanh nghiệp.

Bãi biển Khánh Hòa

– Có địa hình phong phú, có hệ sinh thái đa dạng, bao gồm: Rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ, bờ biển, bãi biển và nhiều cồn cát, đặc biệt có hệ thống đảo, bán đảo, có cảnh quan đẹp và hấp dẫn; có vịnh sâu và kín gió. Thời tiết khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Phương án phát triển các lĩnh vực trong đề án quy hoạch Khánh Hòa

(1) Phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao bao gồm du lịch, tài chính, thương mại, logistics, giáo dục và phát triển đô thị: Khánh Hòa trở thành trung tâm dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp với du lịch biển bền vững, các sản phẩm du lịch cao cấp (bao gồm cả khu mua sắm miễn thuế cho du khách), dịch vụ vận tải – logistics, trung tâm nghiên cứu, giáo dục tiên tiến và phát triển đô thị thông minh.
(2) Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng, công nghệ thông tin: Thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, không thâm dụng lao động, số hóa quy trình. Kêu gọi đầu tư dự án kho chứa khí hóa lỏng (LNG) và các dự án điện gió, điện mặt trời. Chuẩn bị nguồn nhân lực và hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số và tham gia hiệu quả vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế số.
(3) Phát triển ngành thủy sản bền vững, giá trị cao: Phát huy vai trò trung tâm hậu cần nghề cá cho ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa phát triển trở thành địa bàn mũi nhọn trong đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá của vùng. Bên cạnh đó, phát triển nuôi trồng thủy sản giá trị cao, đặc biệt là nuôi biển công nghệ cao, gắn với chế biến và xây dựng, quảng bá thương hiệu. Đồng thời, phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực phụ trợ như cung cấp giống thủy sản, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực.

Các nhiệm vụ trọng tâm
(1) Hiện đại hóa các ngành dịch vụ, phát triển du lịch chất lượng cao và phù hợp với bối cảnh hậu Covid-19. Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, cao cấp, độc đáo chưa có ở Việt Nam hoặc trong khu vực; đồng thời đa dạng hóa thị trường khách du lịch, giảm tình trạng phụ thuộc vào một số ít thị trường như giai đoạn vừa qua, hướng mạnh đến thị trường khách du lịch nội địa và các thị trường khách du lịch quốc tế có khả năng chi trả cao tại châu Á, châu Âu, châu Úc và châu Mỹ. Phát triển dịch vụ cảng biển, vận tải biển và logistics gắn với phát triển hạ tầng cảng biển và giao thông.
(2) Phát triển hạ tầng công nghiệp và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thúc đẩy phát triển công nghiệp, nâng cao mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, khai thác tốt hơn các tiềm năng của tỉnh gắn với xu thế phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo của cả nước, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của kinh tế tỉnh.
(3) Nâng cao hiệu quả phát triển ngành nông nghiệp, phát triển mạnh ngành khai thác thủy sản gắn với Trung tâm nghề cá lớn và ngành nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tập trung vào các mặt hàng có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu. Tăng cường năng lực nghiên cứu nhằm quản lý tốt lĩnh vực thủy sản, phòng tránh rủi ro dịch bệnh, ô nhiễm…

(4) Phát triển hài hòa các mặt xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bảo đảm khả năng tiếp cận của các tầng lớp nhân dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là các nhóm yếu thế. Mở rộng cơ hội và nâng cao chất lượng việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải thiện kỹ năng người lao động để tham gia vào các ngành nghề mới gắn với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng các cộng đồng dân cư lành mạnh, văn minh, an toàn.

(5) Bảo đảm phát triển bền vững về môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường của các hoạt động phát triển. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cho phát triển du lịch bền vững. Chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(6) Làm tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ vững sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, nhằm tạo môi trường ổn định để tỉnh phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.

Phương án tổ chức không gian và quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các vùng trong tỉnh Khánh Hòa

Tham khảo phương án phát triển không gian và quy hoạch tại văn bản: tải tại đây!

Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Khánh Hòa cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:

Tham khảo kiến thức pháp luật, quy hoạch tại dây!

Tham khảo bài viết 360 độ các tỉnh thành tại đây!

 

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022