Tin tức
20/12 2022

Thông tin quy hoạch tỉnh Vũng Tàu giai đoạn 2021-2030

  • 389
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Thông tin quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây

bang-gia-dat-ba-ria-vung-tau-times-pro
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Tổng quan quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Vị trí của tỉnh có tọa độ địa lý: từ 107o00’01” đến 107o34’18” kinh độ Đông; từ 10o19’08” đến 10o48’39” vĩ độ Bắc. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.982,56 km2, dân số năm 2020 khoảng 1.167,9 nghìn người, mật độ 589 người/km2.

Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện (gồm cả huyện Côn Đảo).

Phần đất liền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có địa giới chung với các tỉnh và thành phố sau:

  • Phía Tây tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, chiều dài địa giới 16,33 km.
  • Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Đồng Nai, chiều dài địa giới 116,51 km
  • Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bình Thuận, chiều dài địa giới 29,26 km
  • Phía Đông Nam, Nam và Tây Nam giáp Biển Đông.

Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò trong quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu những thuận lợi cơ bản:

  • Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật… gần đồng bằng Sông Cửu Long nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực thực phẩm rau quả.
  • Vị trí của Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra biển của vùng KTTĐ phía Nam, với vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hoá giữa vùng Đông Nam bộ, vùng KTTĐ phía Nam với bên ngoài.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài, với nhiều bãi tắm đẹp, là điểm cuối của hệ thống bãi tắm du lịch của dải ven biển Nam Trung bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm du lịch, nghỉ mát tắm biển thuận lợi nhất cho toàn bộ vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Khu vực phía Tây của tỉnh có vịnh sâu, sông lớn, thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu quy mô cảng cửa ngõ quốc gia, trung chuyển quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để Bà Rịa  Vũng Tàu thực hiện vai trò cửa ngõ hướng ra biến của vùng KTTĐ phía Nam; vai trò là địa bàn cầu nối của toàn vùng để hội nhập, hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và toàn thế giới.
  • Thềm lục địa và vùng biển rộng với nguồn tài nguyên quý là dầu khí, hải sản đã tạo cho Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí quan trọng đặc biệt về kinh tế, quốc phòng, an ninh.
  • Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.

Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội

Phương án phát triển các lĩnh vực trong đề án quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu

Căn cứ các mục tiêu và mô hình phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030, xác định các trụ cột phát triển như sau:
(1). Trụ cột 1: Phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển, logistics (phân bố trên tuyến Hành lang kinh tế hàng hải và công nghiệp – hay còn gọi là Hành lang kinh tế ven biển phía Tây, gắn với các trục QL51 và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu).

(2). Trụ cột 2: Phát triển du lịch và dịch vụ xứng tầm khu vực (phân bố trên tuyến Hành lang kinh tế du lịch và dịch vụ – hay còn gọi là Hành lang kinh tế ven biển phía phía Nam, gắn với các trục QL55 và ĐT994).
(3). Trụ cột 3: Phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến và các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp và logistics (phân bố trên tuyến Hành lang hỗ trợ phát triển, gắn với trục QL56).
(4). Trụ cột 4: Phát triển nông nghiệp UDCNC, nông nghiệp sinh thái và hữu cơ (phân bố trên địa bàn các huyện Châu Đức (phía Bắc ĐT991 và phần phía Đông trục đường QL56), Xuyên Mộc (phía Bắc trục đường QL55), Đất Đỏ (phía Bắc trục đường QL55)).
(5). Trụ cột 5: Phát triển kinh tế đô thị, với hệ thống đô thị hiện đại, thông minh.

bang-gia-dat-ba-ria-vung-tau-times-pro

a). Công nghiệp hóa chất
Cụm ngành công nghiệp hóa chất trên địa bàn phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng 14,76%/năm bình quân thời kỳ 2021-2030, trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 16,43%/năm và giai đoạn 2026-2030 là 13,12%/năm.

Đẩy mạnh phát triển 3 tiểu ngành công nghiệp lọc hóa dầu và luyện cốc, sản xuất hóa chất và sản phẩm, hóa cao su và chất dẻo hướng theo cả chiều sâu và chiều rộng để tạo lập thêm các chuỗi giá trị trong nội cụm ngành và với các ngành, lĩnh vực công nghiệp, kinh tế khác.

b,Công nghiệp luyện kim
Cụm ngành công nghiệp luyện kim trên địa bàn phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân trong giai đoạn 2021-2025 là 10,66%/năm và giai đoạn 2026-2030 là 13,24%/năm.
Thép và 5 kim loại màu cơ bản nhôm, đồng, chì, kẽm và thiếc, là nguyên liệu đầu vào cơ bản của công nghiệp chế tạo trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phát triển.

c). Công nghiệp cơ khí chế tạo
Cụm ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 8,41%/năm và giai đoạn 2026-2030 là 25,76%/năm. Trên

d). Công nghiệp năng lượng điện
(1). Đối với nhiệt điện: tập trung phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng khí bảo đảm đồng bộ từ khâu xây dựng nhà máy đến khâu cung ứng, lưu trữ nhiên liệu; phát triển các nhà máy sử dụng điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), các nguồn khí trong nước.
(2). Đối với điện gió và điện mặt trời: Ưu tiên phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện của tỉnh và khu vực dự án.

e, Phát triển các ngành dịch vụ

Phát triển dịch vụ du lịch, cảng biển và logistics trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tăng cường kết nối thương mại liên vùng, quốc gia; kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng thương mại với hệ thống hạ tầng giao thông và các loại hình hạ tầng khác để trở thành đầu mối giao thương quan trọng trong mối quan hệ với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đẩy mạnh các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, phát triển dịch vụ cảng biển gắn kết với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát triển thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để tăng hiệu quả inh doạn, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển mạnh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ khác.

f,Dịch vụ du lịch

Căn cứ vào tiềm năng và các yếu tố, điều kiện đặc thù cho phát triển du lịch trên địa bàn, dự kiến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phát triển các sản phẩm du lịch theo các nhóm sau:

+ Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo: Với lợi thế bờ biển dài và thoải, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo vẫn là sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh.

+ Du lịch gắn liền với các dịch vụ thể thao vui chơi giải trí

+ Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng

+ Du lịch hội nghị, hội thảo

+ Sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hoá, sản phẩm du lịch gắn liền với tín ngưỡng tâm linh

+ Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp:

Bản Đồ quy hoạch phát triển tỉnh

quy-hoach-vung-tau

quy-hoach-vung-tau quy-hoach-vung-tau

Tham khảo phương án phát triển không gian và quy hoạch tại văn bản: tải tại đây!

Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:

Tham khảo kiến thức pháp luật, quy hoạch tại dây!

Tham khảo bài viết 360 độ các tỉnh thành tại đây!

 

 

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan