Tin tức
20/12 2022

Thông tin quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030

  • 960
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Thông tin quy hoạch tỉnh Thái Bình siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây

quy-hoach-thai-binh
Vị trí tỉnh Thái Bình

Tổng quan quy hoạch tỉnh Thái Bình

Phần lãnh thổ tỉnh Thái Bình, diện tích tự nhiên 1.586,35km2 và phần không gian biển với diện tích khoảng 487 km2; Gồm 8 đơn vị hành chính; thành phố Thái Bình và các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ và Vũ Thư.
Ranh giới tọa độ địa lý từ từ 20º18´ đến 20º44´ vĩ Bắc, từ 106º06´ đến 106°39´ kinh Đông.
– Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng;
– Phía Nam giáp tỉnh Nam Định;
– Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, biển Đông;
– Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam.
Phần không gian biển: Vùng biển ven bờ tỉnh Thái Bình từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) ra một khoảng cách tương ứng là 06 hải lý.

Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò trong quy hoạch Thái Bình

Tỉnh Thái Bình là tỉnh “đất chật, người đông”; quy mô diện tích khá nhỏ, xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố; chiếm 0,5% diện tích cả nước. Tuy nhiên về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước. Quy mô lực lượng lao động của tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố; chiếm 2% lực lượng lao động của cả nước; tuy nhiên, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo (có bằng cấp, chứng chỉ) chỉ xếp thứ 44 cả nước.
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn cao hơn đáng kể so với tỷ trọng khối ngành này trong cơ cấu kinh tế của cả nước (23% so với 14% năm 2019).

quy-hoach-thai-binh
Một góc TP Thái Bình

Thu nhập bình quân năm 2020 của tỉnh Thái Bình tương đương với thu nhập bình quân của cả nước, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 của tỉnh là 2,35%, tương đương 49% mức trung bình cả nước (4,8%) và thấp hơn 45 tỉnh, thành phố khác.

Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến cuối năm 2020 của Thái Bình chiếm 0,66% cả nước; bình quân 2,7 doanh nghiệp/1.000 dân, xếp thứ 45 cả nước. Về đầu tư nước ngoài, đến hết năm 2020, Thái Bình có 91 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 800 triệu USD, chiếm 0,27% về số dự án và 0,2% về vốn so với cả nước. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Bình năm 2020 là vị trí thứ 25/63 tỉnh, thành phố, cải thiện khá tốt so với vị trí thứ 38/63 năm 2015.

Thái Bình là tỉnh thuộc vùng ĐBSH, vùng duyên hải Bắc Bộ (DHBB), chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thụ hưởng hệ thống hạ tầng khung khu vực phát triển.
Bờ biển tỉnh Thái Bình cách Hà Nội khoảng 100km, có điều kiện thuận lợi để kết nối gần nhất từ vùng thủ đô Hà Nội với không gian biển, cửa ngõ giao thương với khu vực và quốc tế.
Là khu vực có địa hình bằng phẳng, điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú, đất đai, khí hậu, nguồn nước, không gian biển để phát triển đa dạng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế biển.
Là khu vực có truyền thống văn hiến, văn hóa lâu đời; tập trung đông dân cư, người dân cần cù, sáng tạo; nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Phương án phát triển các lĩnh vực trong đề án quy hoạch Thái Bình

4 trụ cột chính tăng trưởng chính sẽ được triển khai:
(1) Trụ cột 1: Xây dựng Thái Bình trở thành trung tâm công nghiệp từng bước hiện đại với các ngành chủ đạo: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc nông nghiệp tiên tiến, công nghiệp năng lượng – hướng tới trở thành trung tâm sản xuất năng lượng hàng đầu vùng ĐBSH.
(2) Trụ cột 2: Duy trì và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trở thành trung tâm nông nghiệp hàng đầu khu vực ĐBSH.
(3) Trụ cột 3: Xây dựng các khu đô thị xanh đẹp, trong lành, đáng sống cho người dân.
(4) Trụ cột 4: Phát triển toàn diện Khu kinh tế ven biển Thái Bình là một hạt nhân, động lực phát triển kinh tế chính của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030.
Bên cạnh đó, 6 yếu tố hỗ trợ khác cũng sẽ được thực hiện để đáp ứng nhu cầu phát triển 4 trụ cột chính. Các yếu tố này bao gồm: cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, y tế, chuyển đổi số và KHCN, quy hoạch và hoạch định chính sách

Các đột phá chính:

(1) Mở rộng bến Diêm Điền – Cảng biển Thái Bình, hình thành khu cảng biển Thái Bình tại khu vực vùng biển Thái Thụy gắn với các cụm cảng phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh…).

(2) Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo điện gió và điện khí.

(3) Mở rộng không gian lấn biển tại khu vực ven biển, tạo các dư địa về không gian và quỹ đất cho các hoạt động chức năng; hình thành không gian công nghiệp – đô thị – dịch vụ đồng bộ, cảnh quan sinh thái ven biển hấp dẫn.

(4) Tập trung thu hút đầu tư, hình thành các sản phẩm dịch vụ cao cấp gắn với nghỉ dưỡng, giải trí (dịch vụ golf, nghỉ dưỡng, sinh thái biển, đô thị đại học…).

(5) Tập trung phát triển con người toàn diện, phát huy truyền thống văn hóa tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Phương án tổ chức không gian và quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các vùng trong tỉnh Thái Bình

Tham khảo phương án phát triển không gian và quy hoạch tại văn bản: tải tại đây!

Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Thái Bình cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:

Tham khảo kiến thức pháp luật, quy hoạch tại dây!

Tham khảo bài viết 360 độ các tỉnh thành tại đây!

 

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan