Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, xét về góc độ vừa nghỉ dưỡng, vừa gần thành phố Hà Nội (khoảng cách 1-3 giờ đồng hồ) để tiện di chuyển thì các thị trường như Hòa Bình, Ba Vì, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh…sẽ phù hợp với số đông nhà đầu tư. Từ đó tạo ra xu thế đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng ven đô.
Chuộng du lịch ngắn ngày, ngôi nhà thứ hai gần Hà Nội hưởng lợi.
Thời gian gần đây, thị trường nghỉ dưỡng liền kề các thành phố lớn đang nở rộ với nhiều hình thức sản phẩm. Bên cạnh các biệt thự nghỉ dưỡng trong các khu resort, condotel. Thì mô hình second home – loại hình vừa đáp ứng như cầu nghỉ dưỡng thường xuyên của gia chủ. Ngoài ra, còn có thể cho thuê lại trong thời gian không có nhu cầu sử dụng. Hầu hết loại hình này có lợi thế cách Hà Nội dưới 2 tiếng đồng hồ chaỵ xe, khu vực biển hoặc đồi núi, sông suối có không gian thiên nhiên.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, dù có mặt từ lâu trên thế giới. Nhưng second home (ngôi nhà thứ hai) là loại hình còn khá mới mẻ trên thị trường BĐS du lịch Việt Nam và đang có xu hướng tăng trưởng lớn. Đây là nguyên nhân khiến dòng sản phẩm này có sức hút mạnh mẽ giới đầu tư ở giai đoạn này.
Theo khảo sát gần đây, đến 80% mua second home vừa để kết hợp gia đình nghỉ dưỡng do dễ di chuyển, có nhiều thời gian hơn để nghỉ dưỡng ngắn ngày, lại vừa kết hợp kinh doanh cho thuê khi không có nhu cầu sử dụng. Dù là thị trường mới mẻ tại Việt Nam nhưng loại hình second home được giới đầu tư BĐS ưa chuộng những năm gần đây.
Theo bà Dung, các thị trường nổi tiếng về BĐS du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc… đã có sự tăng trưởng vượt bậc suốt thời gian dài. Nếu xét ở góc độ cho thuê, thì không thể phủ nhận các thị trường này đầu tư BĐS cho thuê sẽ dễ dàng bởi lợi thế lượt khách du lịch tăng trưởng mạnh hàng năm. Tuy vậy, chính vì là điểm du lịch nổi tiếng lâu đời, nhiều người đổ xô đến trong thời gian dài nên chắc chắn sự cạnh tranh khốc liệt là không thể tránh khỏi. Giá bán ra sẽ ở ngưỡng cao, cơ hội tăng trưởng về giá cho các nhà đầu tư không lớn.
Còn xét ở góc độ vừa nghỉ dưỡng gần Hà Nội, vừa có thể khai thác cho thuê thì vị chuyên gia này cho rằng, các thị trường nghỉ dưỡng mới nổi như Hòa Bình, Mộc Châu, Vĩnh Phúc… sẽ phù hợp với những NĐT có dòng tài chính khiêm tốn hơn. Khoảng cách di chuyển gần Hà Nội (khoảng dưới 2 giờ đồng hồ) sẽ là lợi thế cho các khu vực này, vừa có thể nghỉ dưỡng thường xuyên, vừa khai thác cho thuê khi không sử dụng. Những sản phẩm nghỉ dưỡng đáp ứng được yêu cầu này dự báo sẽ là xu hướng chủ đạo trên thị trường BĐS trong thời gian tới.
Lực đẩy từ hạ tầng giao thông
Bên cạnh câu chuyện về khoảng cách di chuyển là lợi thế; thì các thị trường BĐS nghỉ dưỡng liền kề Hà Nội còn được tạo đà bởi hạ tầng giao thông đang được đầu tư bài bản. Đây cũng chính là lý do thời gian qua nhiều doanh nghiệp, dự án BĐS cùng lúc tiến về thị trường này để khai thác tiềm năng.
Nếu đầu tư vào các thị trường đã chín thì khả năng sinh lợi nhuận sẽ ít. Vì vậy, những NĐT có tầm nhìn thường sẽ bỏ tiền vào các thị trường mới nổi. Hoặc khu vực bắt đầu nhộn nhịp trở lại, ăn theo hạ tầng giao thông đang triển khai thì mới có khả năng gia tăng giá trị đầu tư tốt trong tương lai.
Cùng quan điểm, ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc của Savills Việt Nam cho rằng, loại hình second home phát triển sôi động. Việc mở rộng ra nhiều địa phương thời gian gần đây đang được hưởng lợi rất lớn từ câu chuyện hạ tầng. Nhất là tại những thành phố biển có hạ tầng phát triển, kết nối thuận tiện bằng đường hàng không. Trong đó, người mua ngày càng chú ý đến second home với giá vừa tầm, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc đầu tư cho thuê.
Theo các chuyên gia, những khó khăn của Bất động sản nghỉ dưỡng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chỉ trong ngắn hạn. Về dài hạn, so sánh với các quốc gia trong khu vực, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam còn nhiều tiềm năng đáng kể. Trước hết là tiềm năng tăng giá tốt nhờ lượng du khách dồi dào và ngày càng tăng trưởng. Kế đến, lợi nhuận sinh lời từ cho thuê cũng rất khả quan ở các dự án có lợi thế về cảnh quan, vị trí.
Đánh giá bài viết!