Tin tức
20/12 2022

BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP THỜI COVID-19

  • 3510
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tình hình giá thuê Bất động sản Công nghiệp

Chịu tác động từ đại dịch Covid-19, thị trường Bất động sản (BĐS) Việt Nam cũng như bao ngành nghề khác đã trải qua quý I năm 2020 một cách khá khó khăn, ảm đạm giậm chân tại chỗ. Mọi phân khúc trong ngành đều bị ảnh hưởng, nặng nhất là BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và phân khúc bán lẻ, cửa hàng cho thuê. Ngay đến phân khúc căn hộ chung cư từ cao cấp tới nhà ở xã hội, đất nền đầu tư cũng “giảm sút”.

Mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, dòng BĐS công nghiệp vẫn “sống” tốt nhờ nhu cầu tìm kiếm vẫn cao. Thậm chí, trong quý I năm 2020, giá đất thuê công nghiệp bình quân đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thông tin báo cáo mới công bố của một công ty “tầm cỡ” trong giới BĐS, trong quý I năm 2020, giá đất bình quân đã tăng đạt đến ngưỡng 9 USD/m²/chu kỳ thuê.

Nhà xưởng xây sẵn – phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ – vẫn giữ được ở mức giá thuê ổn định khoảng 4-5 USD/m²/tháng.

Theo nhận định của chuyên gia BĐS, từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu, Việt Nam trở thành một điểm đến đầy hứa hẹn. Đặc biệt, Bắc Ninh và Hải Phòng đang trở trở thành điểm nhấn của thị trường BĐS miền Bắc với cơ sở hạ tầng tốt, nguồn cung lớn và có vị trí địa lý, giao thông cảng thuận tiện với Trung Quốc.

Song nếu nói không bị ảnh hưởng dịch Covid-19 cũng chưa hẳn đúng, bởi việc hạn chế di chuyển giữa các khu vực đã phần nào khiến các giao dịch bị đình trệ do các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, không thể trực tiếp thực địa và làm việc với chủ đầu tư khu công nghiệp. Các giao dịch thành công trong quý chủ yếu đã được thực hiện trước dịch. Tỷ lệ lấp đầy toàn khu vực tăng ở mức tương đối, đạt 72%.

BĐS Công nghiệp – Điểm sáng hiếm hoi của BĐS mùa Covid

Hiện nay, tiềm năng phát triển BĐS công nghiệp Việt Nam là rất lớn, bởi nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng ngày càng nâng cao, hoàn thiện,… So với tất cả các phân khúc BĐS, thì BĐS công nghiệp chịu ít tác động hơn cả.

Đặc biệt, chính cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã giúp thu hút một lượng lớn doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam.

Tiếp thêm nữa, các Hiệp định thương mại Việt Nam – châu Âu (EVFTA), IPA cũng trở thành động lực thu hút các doanh nghiệp châu Âu tìm hiểu, “nhúng tay” vào thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, công ty JLL nhận định, dưới tác động của Covid-19, việc tạm hoãn các thỏa thuận thuê đất và các nhu cầu mới có khả năng ngày càng rõ nét hơn nếu tình hình không sớm cải thiện. Tuy nhiên, thị trường sẽ phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch được kiểm soát.

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, khi họ đã quá phụ thuộc vào một quốc gia.

Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất – vốn đã được đẩy nhanh vì căng thẳng thương mại vào năm ngoái diễn ra nhanh hơn.

Trong bối cảnh này, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng khẳng định vị thế là điểm đến tiềm năng cho các doanh nghiệp trong tương lai.

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022