Tin tức
20/12 2022

5 tiềm năng lớn của bất động sản TP Đà Nẵng

  • 560
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Đà nẵng là thành phố trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế – xã hội của miền trung, với nhiều tiềm năng phát triển Đà Nẵng đang được quan tâm đầu tư, quy hoạch để trở thành trung tâm phát triển của cả khu vực Đông Nam Á. Cùng Times Pro tìm hiểu những tiềm năng tuyệt vời của Đà Nẵng trong bài viết dưới đây!

tiem-nang-phat-trien-cua-da-nang
Cầu cổng vàng

Tổng quan thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương (từ ngày 01/01/1997), nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

Năng lực cạnh tranh

Thành phố Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong nhiều năm 2008, 2009, 2010, 2013, 2014, 2015 và 2016 đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và đứng thứ tư về môi trường đầu tư.

Năm 2019, Đà Nẵng đã thu hút được 108 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 668 triệu USD và thu hút trong nước đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018.

Tiềm năng du lịch của Đà Nẵng đã được khẳng định

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn hàng đầu của Việt Nam. 

Phía bắc thành phố có đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan

Tại Đà Nẵng có Sun World Bà Nà Hills tuyến cáp treo Thác Tóc Tiên – Indochine đạt bốn kỷ lục thế giới (Cáp treo một dây dài nhất thế giới: 5,771.61m; Độ chênh giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới: 1,368.93m; Chiều dài một sợi cáp không nối dài nhất thế giới: 11,587m; Độ nặng cuộn cáp nặng nhất thế giới: 141.24 tấn) 

Khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á và khu làng Pháp lớn nhất Việt Nam.

Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 Di sản Văn hóa Thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn

Xa hơn một chút là Vườn Quốc gia Bạch Mã, và Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên Con đường Di sản miền Trung.

Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng năm 2019 đón 8,98 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3,52 triệu lượt, khách nội địa đạt 5,46 triệu lượt, tăng 22,5% so với năm 2018, tổng thu từ du lịch đạt hơn 30.971 tỷ đồng. 

Năm 2016, Đà Nẵng lọt vào Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á do độc giả Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn.

Năm 2018, Đà Nẵng cũng đã lọt danh sách những điểm đến nên ghé thăm trước khi trở nên quá nổi tiếng trên trang Business Inside.

Theo báo Nikkei Nhật Bản, trong bảng xếp hạng các điểm đến du lịch năm 2018 của Airbnb – trang web đặt phòng nghỉ lớn nhất thế giới, Đà Nẵng đứng thứ 5 toàn cầu và số 1 tại Đông Nam Á về thu hút khách du lịch. Và cũng năm 2018, hiện tượng Cầu Vàng đã trở thành tâm điểm trên các trang báo nổi tiếng trên thế giới

Năm 2019, tờ báo uy tín hàng đầu của Mỹ-The New York Times bình chọn Đà Nẵng được ngợi ca như “Miami của Việt Nam” đứng thứ 15 trong danh sách 52 điểm phải đến trên thế giới.

Thành phố Đà Nẵng hiện có 1.016 khách sạn, 42.206 phòng với sự có mặt của nhiều thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới như: Shilla, Novotel, Marriott, Hilton, Sheraton, Pullma… 

Trong đó các khách sạn từ 4 đến 5 sao chiếm 42,5% tổng số phòng toàn hệ thống (26 khách sạn hạng 5 sao và tương đương với 7.457 phòng). Đặc biệt, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort liên tục giữ vững ngôi vị “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất châu Á” kể từ năm 2014 đến nay.

tiem-nang-phat-trien-cua-da-nang
Khu du lịch Bà Nà

Đà Nẵng có tiềm năng là trung tâm phát triển của miền trung 

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn bình quân chung của Việt Nam, nhanh chóng cân đối được ngân sách và có đóng góp cho ngân sách trung ương trong thời gian đầu chia tách.

Thành phố Đà Nẵng với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. 

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2019 là 57%, công nghiệp – xây dựng là 41% và nông nghiệp là 2%. 

Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%. Giá trị sản xuất của thủy sản so với Tổng giá trị sản xuất của Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản  là 53,8%.

Công nghiệp

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su,… là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng còn chú tâm đến ngành Công nghệ thông tin (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao Quốc gia Đà Nẵng), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng). Đà Nẵng còn chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”

Khu công nghệ cao Đà Nẵng với số vốn đầu tư ban đầu 8.156 tỷ đồng là một trong ba khu công nghiệp công nghệ cao trên cả nước. 

Đến nay, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút được một số dự án công nghiệp có vốn đầu tư lớn, như: Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (Hoa Kỳ) hay Nhà máy sản xuất Robot và máy nén bụi khí Alton (Hoa Kỳ),… Dự kiến, đến năm 2030, Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ đóng góp 25,5% vào cơ cấu GRDP của toàn thành phố, tạo ra việc làm cho hơn 10.000 lao động tay nghề cao và các chuyên gia, nhà khoa học.

Hiện Đà Nẵng có 15 khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Khu công nghiệp Hoà Khánh

Khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng

Khu công nghiệp Liên Chiểu

Khu công nghiệp Hoà Cầm

Khu công nghiệp Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng

Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Khu công nghiệp Hoà Ninh (quy hoạch)

Khu công nghiệp Hoà Nhơn (quy hoạch)

Khu phụ trợ khu công nghệ cao Đà Nẵng (quy hoạch)

Cụm công nghiệp Thanh Vinh

Cụm công nghiệp Phước Lý

Cụm công nghiệp Cẩm Lệ (quy hoạch)

Cụm công nghiệp Hoà Nhơn (quy hoạch)

Cụm công nghiệp Hoà Hiệp Bắc (quy hoạch)

Cụm công nghiệp Hoà Khánh Nam (quy hoạch)

Nông nghiệp công nghệ cao

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là một trong 5 mũi nhọn phát triển kinh tế Đà Nẵng được nêu trong Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị cần phải tập trung nguồn lực đầu tư. Theo đó, Đà Nẵng đã quy hoạch hạ tầng các dự án nông nghiệp CNC, dành quỹ đất và nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

 

Danh sách các vùng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP.Đà Nẵng
STT Tên Diện tích Lĩnh vực
1 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hoà Ninh 140ha Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Rau, hoa, nấm và cây dược liệu
2 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Khương – Hòa Phong 16,2ha Thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng rau
3 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Phú 26,5ha Thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng rau, hoa và cây dược liệu
4 Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Khương 24,5ha Thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng rau an toàn, rau công nghệ cao
5 Vùng chăn nuôi tập trung gia súc, gia cầm tập trung 10,9ha Chăn nuôi gia súc ứng dụng công nghệ cao
6 Nuôi trồng, khai tháo thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái 50ha Thu hút đầu tư nuôi trồng thủy sản thâm canh, công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái
tiem-nang-phat-trien-cua-da-nang
Nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng

Tiềm năng Logistic của Đà Nẵng

Nghị quyết 43-NQ /TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng là “trở thành một trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung với vai trò trung tâm của Đà Nẵng”.

Danh sách các trung tâm logistic được quy hoạch trên địa bàn TP.Đà Nẵng
STT Tên Diện tích Quy mô
1 Trung tâm Logistics Cảng Liên Chiểu 35ha Trung tâm Logistics cảng biển cấp vùng, hạng 1
2 Trung tâm Logistics Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng 4ha Trung tâm Logistics chuyên dụng hàng không
3 Trung tâm Logistics Khu công nghệ cao 3ha Trung tâm Logistics phụ trợ trung tâm Logistics hàng không và đường sắt
4 Trung tâm Logistics ga hàng hóa Kim Liên 5ha Trung tâm Logistics đường sắt

Thương mại

Về thương mại, thành phố Đà Nẵng có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Thành phố Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là Chợ Hàn và Chợ Cồn cùng 

Những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, … Các thương hiệu F&B, thời trang lớn cũng dần xuất hiện tại Đà Nẵngnhư: Starbucks, Koi Thé, El Gaucho, Mc Donald’s, Burger King, Chanel,….

Tài chính – Ngân hàng

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn thứ 3 cả nước, trên địa bàn thành phố tính đến năm 2019 có 115 chi nhánh ngân hàng cấp 1, hơn 350 phòng, điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm và 17 đại lý, chi nhánh công ty chứng khoán, các tổ chức cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ…. Thành phố cũng đang kêu gọi đầu tư cho dự án Danang Gateway, với số vốn đầu tư ban đầu là 2 tỷ $, gồm các toà nhà văn phòng tài chính.

Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Đà Nẵng nghiên cứu, lập đề án xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính khu vực

Khởi nghiệp

Thành phố Đà Nẵng hiện là một trong ba trung tâm khởi nghiệp của cả nước cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số lượng startup tại Đà Nẵng đến năm 2019 đã đạt gần 150 doanh nghiệp. Một số vườn ươm khởi nghiệp nổi tiếng của Đà Nẵng có thể kể đến như Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng, Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn,…

Theo Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XII về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì trên cơ sở các Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ phát triển các khu đô thị sáng tạo đạt đẳng cấp quốc tế, đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thành phố. 

Đà Nẵng là một trong ba địa phương (cùng với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) được khuyến khích tập trung phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

Chính phủ Việt Nam cũng đã có kế hoạch xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Khu đô thị khởi nghiệp quốc gia tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Hiện nay, một số dự án khởi nghiệp tại Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vươn tầm ra thị trường Việt Nam và thế giới, tiêu biểu như: DatBike, MultiGlass, Zody,…

tiem-nang-phat-trien-cua-da-nang
Vườn ươm khởi nghiệp

Với tiềm năng lớn Đà Nẵng là điểm sáng thu hút FDI

Với các trụ cột chính trong phát triển kinh tế như: Dịch vụ, Công nghiệp – công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, logistic,… Đà Nẵng liên tục thu hút đầu tư FDI cao nhất cả nước. 

Mục tiêu đến năm 2030 Đà Nẵng thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn đầu tư FDI

( theo VNeconomy)

Tính đến giữa 2022 Đà Nẵng đã thu hút 3.93 tỷ USD FDI, chỉ số năng lực cạnh tranh đứng thứ 4 cả nước. tầm nhìn đến 2045 trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh và là một trong những trung tâm kinh tế xã hội không chỉ trong nước mà của Đông Nam Á.

Chính quyền Thành phố Đà Nẵng cam kết sát cánh cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với quan điểm: mỗi doanh nghiệp thành công, phát triển chính là sự thành công, phát triển của thành phố. Chúng tôi không ngừng phấn đấu để môi trường đầu tư kinh doanh ngày một tốt hơn, tiếp tục giữ chân các nhà đầu tư lâu năm và mở rộng cửa để đón nhận những nhà đầu tư tiềm năng mới, tiếp tục xây dựng, phát triển Đà Nẵng hướng đến mục tiêu “thành phố đáng sống, đáng đầu tư”. – theo vneconomy

tiem-nang-phat-trien-cua-da-nang
Đà Năng luôn là khu vực thu hút FDI lớn

Chính sách phát triển của nhà nước giúp Đà Nẵng bay cao trở thành trung tâm của khu vực

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2357/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu phát triển Đà Nẵng thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững. 

Theo đồ án quy hoạch chung đến năm 2030, đồ án xác định đến năm 2030 dân số Đà Nẵng là 2,5 triệu người. Diện tích đất xây dựng đô thị sẽ phát triển tương ứng là 37.500 ha. Như vậy, so với hiện nay thì dân số và diện tích đất xây dựng đô thị sẽ tăng hơn 2,5 lần.Trong định hướng phát triển, thành phố Đà Nẵng sẽ mở rộng về các hướng tây bắc, nam và đông nam.Thành phố đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch trên nền tảng không gian xanh, thân thiện với môi trường. Cơ sở hạ tầng giao thông ngầm với các bãi đỗ xe ngầm và tàu điện ngầm cũng nằm trong mục tiêu quy hoạch của thành phố

Tiềm năng phát triển của Đà Nẵng với hệ thống giao thông vận tải phát triển

Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là tuyến giao thông dài 1450km đi qua bốn nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua bảy tỉnh của Thái Lan tới Lào và cuối cùng đến Việt Nam (chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tới cảng Đà Nẵng

Hiện nay, hệ thống đường bộ trên lãnh thổ Lào, Thái Lan và tuyến đường bộ từ Đà Nẵng đến Savanakhet đã hoàn tất. Chiếc cầu quốc tế thứ hai bắc qua sông Mê Kông được hoàn thành vào cuối năm 2006 tạo thụân lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách bằng đường bộ từ Đà Nẵng đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và ngược lại. Hành lang Kinh tế Đông Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.

Cảng Đà Nẵng được xác định là một trong những trọng điểm của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa của cả vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanma và miền Trung Việt Nam. Khi việc tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực ASEAN được thực hiện thì vị trí của thành phố cảng sẽ là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, tạo lực để thành phố trở thành trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

tiem-nang-phat-trien-cua-da-nang
Giao thông phát triển của TP Đà Nẵng

Với vị trí vô cùng thuận lợi giúp Đà Nẵng có hệ thống giao thông phát triển như:

Cảng biển

Là cảng biển lớn nhất miềng trung có độ sâu 15-20m có thể đón tàu có trọng tải 40.000 tấn. Năm 2018 sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng là 8.5 triệu tấn, số tàu cập cảnh đạt 1.850 lượt

Cảng Liên Chiểu đã được thủ tướng chính phủ thông qua quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư phần cơ sở hạ tầng. Hệ thống cảng Đà Nẵng là cảng biển loại I. Trong tương lai, khi bến cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Đường hàng không

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không lớn nhất cả nước. có thể nối trực tiếp với Singapore, Siêm Riệp, Bangkok, Đài Bắc, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Kông, Macau, Seoul, Busan, Tokyo, Osaka, Nagoya, Doha, Kuala Lumpur, Jakarta, Moskva, New Delhi, Phnom Penh, Vientiane…

Sân bay đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga T1, T2 và xây dựng nhà ga T3 để đạt mức 30 triệu hành khách/năm vào năm 2030. Tính đến năm 2019, từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 48 tuyến đường bay đi quốc tế trong đó có 23 đường bay trực tiếp thường kỳ và 25 đường bay trực tiếp thuê chuyến với công suất 15,5 triệu lượt khách.

Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Đà Nẵng với chiều dài 30km đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân từ bắc và nam đến TP Đà Nẵng, ngoài ra tuyến đường sắt Đà Nẵng đi tây nguyên cũng đang được nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đường Bộ

Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc lộ 1, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung BộTây Nguyên của Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng hai cao tốc tiểu vùng là Đà Nẵng – Quảng Ngãi và La Sơn – Tuý Loan sẽ giúp hệ thống giao thông Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được kết nối và đảm bảo.

Hiện nay, Đà Nẵng đang xúc tiến Hành lang Kinh tế Đông-Tây 2 (Quốc lộ 14D) từ Đà Nẵng – cửa khẩu Đak-ốc (tỉnh Quảng Nam)-huyện Đăc Chưng (tỉnh Sekong)-thị xã Pakse (tỉnh Champasak, Lào)-Ubon Ratchathan (Thái Lan), điểm cuối Cảng Liên chiểu. Tại đây có thể nối vào hệ thống giao thông của Thái Lan. Sự có mặt của Hành lang Kinh tế Đông-Tây 2 sẽ thuận lợi về nhiều mặt trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa giữa 3 nước Việt NamLàoThái Lan.

Trên đây là những tiềm năng phát triển của Đà Nẵng, bạn đọc bạn tâm có thể tham khảo các bài viết liên quan của Times Pro tại:

1, https://timespro.com.vn/360-nhung-dieu-lam-nen-su-hap-dan-cua-bds-thai-nguyen/

2, https://timespro.com.vn/tin-tuc/phap-luat-bat-dong-san/

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan