Tin tức
20/12 2022

CHẠY THEO CƠN SỐT "ĐẤT ẢO" ĐẦY RỦI RO CHO NHÀ ĐẦU TƯ

  • 324
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Đầu năm 2020, khắp nơi bàn tán về giá đất nền ở một số nơi sẽ tăng do quy hoạch hạ tầng. Rất nhiều người vay ngân hàng với mong muốn mua đi bán lại có lời ngay. Để rồi sau đó nhiều nhà đầu tư phải nhận lấy “quả đắng”.

Giá đất liên tục “nhảy múa”

Từ Nam ra Bắc chỉ trong 3 tháng đầu năm, báo cáo tổng kết quý 1/2020 của hội Môi giới bất động sản Việt Nam đã chỉ ra “hiện tượng một số nhóm đầu cơ lợi dụng thông tin về việc đầu tư phát triển dự án để đẩy giá, tạo sự hỗn loạn trong thị trường nhằm mục đích trục lợi”. Cụ thể nhất là trường hợp tại Thạch Thất (TP.Hà Nội).

Tại xã Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) vừa qua xôn xao, tấp nập cảnh mua bán đất. Lý giải cơn sốt này là do thông tin về một tập đoàn bất động sản lớn ở Việt Nam đã có văn bản gửi UBND huyện Thạch Thất đề nghị xây dựng 2 khu đô thị trên địa bàn với quy mô khoảng 500 ha.

Sau khi xuất hiện thông tin này, khu vực xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất bất ngờ “nổi sóng” giữa những ngày thị trường bất động sản vô cùng ảm đạm vì đại dịch Covid-19. Và kết cục là Chính quyền ra tay và đám đông gây ra “sốt đất” mau chóng giải tán.

Giao dịch chủ yếu diễn ra giữa nhà đầu tư, môi giới, sàn giao dịch bất động sản với nhau. Từ đó, giá trị các lô đất bị đẩy lên chứ không có người mua ở thực. Ngoài ra, hạ tầng không đồng bộ, số lượng các lô đất ít là nguyên nhân khiến giá đất lên cơn sốt rồi nhanh chóng lắng xuống.

Nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường cần phải tỉnh táo, tránh “sập bẫy”, trở thành nạn nhân.

Bỏ tiền mua bài học

Thực tế cho thấy, các cơn “sốt đất” đều có chung kịch bản để người hưởng lợi chính là các nhà đầu tư “lướt sóng” . Họ đã có kế hoạch từ trước, âm thầm mua đất với giá khá rẻ ở những khu vực dự định “kiếm mồi” rồi dùng nhiều cách để tung tin, “thổi giá” lên cao ngất ngưởng và ôm tiền khoản tiền lãi kếch xù rồi “biến mất”. Trong khi đó, những nhà đầu tư nhỏ, những người đến sau lao theo cơn sốt đã bị mắc kẹt, mua phải đất không thể làm sổ đỏ, thậm chí là “dự án ma”.

Cơn sốt này thường được tạo nên bởi một nhóm đầu cơ cùng chung nhau làm một thị trường. Họ bắt tay nhau để “tạo sóng”, tạo khan hiếm giả để tăng giá. Mục đích của họ là nhằm thoát một lượng hàng lớn đã mua vào từ trước đó, đẩy rủi ro cho người mua sau. Những cơn “sốt đất” để “thoát hàng” đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm đối với các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, có thể bị đọng vốn khi thị trường không có giao dịch.

Chính vì thế, sau những cơn “sốt đất”, không ít nhà đầu tư lướt sóng kiếm tiền tỷ chỉ bằng vài thương vụ chuyển nhượng trong khi đa số những người dân “non kém” bị trắng vốn, ôm hận vì lỗ tiền tỷ.

Hệ luỵ cho nhiều bên

Việc “lướt sóng” đất nền ăn theo quy hoạch dự án tại thời điểm hiện nay là vô cùng rủi ro, ví như chuyền tay nhau “cục than hồng”, người sau cùng nhận được sẽ bị bỏng. Nếu không kịp “thoát hàng”, những người này sẽ phải gánh trên vai nhiều hệ luỵ, từ việc chôn vốn đến còng lưng trả nợ ngân hàng hàng tháng.

Không chỉ người mua, người bán, doanh nghiệp mà cả ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều khoản nợ xấu.

Để dập tắt cơn “sốt đất”, một số địa phương đã lên tiếng cảnh báo và tập trung rà soát, ngăn chặn phân lô bán nền trên đất nông nghiệp, đất rừng trái phép.

Xem thêm thông tin bất động sản.

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan