Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 24/7-30/7/2022

  • 220
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 24/7-30/7/2022. gồm các tin chính sau:

  1. Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản sớm cân bằng trở lại
  2. Lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
  3. Đầu tư BĐS an toàn siêu lợi nhuận, những yếu tố cần lưu ý?
  4. Gia tăng nguồn vốn FDI vào bất động sản
  5. Quá rắc rối, nhiêu khê, sao doanh nghiệp làm được nhà ở xã hội?

I,  TIN THỊ TRƯỜNG

1, Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản sớm cân bằng trở lại

Giới chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản chỉ ở trạng thái chững lại tạm thời, chủ yếu do thiếu nguồn cung tín dụng. Tuy nhiên, mới đây, Thủ tướng nhấn mạnh, không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý đã tạo ra tín hiệu tích cực cho thị trường.

Phát biểu tại Hội nghị Phát triển thị trường bất động sản an toàn, bền vững, lành mạnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các chỉ đạo rất cụ thể đối với từng bộ, ngành để hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh.

Thủ tướng nêu quan điểm kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Đáng chú ý Thủ tướng nhấn mạnh: “Không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng, phải tăng cường kiểm tra, giám sát; không buông lỏng quản lý Nhà nước”.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản, đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh; Ngân hàng Nhà nước theo dõi, kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng với lĩnh vực bất động sản theo hướng đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro cho thị trường, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay đối với lĩnh vực bất động sản đảm bảo đúng quy định pháp luật, cho vay với các dự án bất động sản đầy đủ tính pháp lý, ưu tiên cho vay đối với các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân đã được cấp phép và khởi công xây dựng để tạo nguồn cung cho thị trường.

Hiện nay, nhu cầu đầu tư vào thị trường bất động sản đang tăng mạnh, không chỉ tiêu dùng mà cả kinh doanh, giao dịch. Từ những chỉ đạo của Thủ tướng tại hội nghị, có thể thấy đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

tin-hieu-bds-can-bang-tro-lai
Thị trường BĐS sẽ cân bằng trở lại

II, PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH

1, Lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Các chuyên gia cho rằng, ở khía cạnh tích cực với thị trường bất động sản, nhà đầu tư sẽ quay về các kênh đầu tư an toàn. Có thể thấy, xu hướng đã thay đổi rất rõ thời gian gần đây. Một số người cho rằng đây là thời điểm tốt để mua bất động sản.

Lạm phát có thể vượt ngưỡng mục tiêu

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, Tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, là mức tăng trưởng quý II cao nhất từ năm 2011 đến nay. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,42% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức tăng 5,64% cùng kỳ năm trước, gần bằng mức tăng 6,76% cùng kỳ năm 2019 và cao hơn mục tiêu của Chính phủ tại Nghị quyết 01 (5,1 – 5,7%). Xuất, nhập khẩu, giải ngân vốn FDI tăng trưởng tích cực. Dự báo lạm phát cả năm ở mức 3,8 – 4,2%.

TS Cấn Văn Lực cho rằng lạm phát có thể sẽ cao hơn mức mục tiêu 4% song đây là mức chấp nhận được trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh và Việt Nam cần ưu tiên phục hồi kinh tế.

Lạm phát xảy ra bất động sản sẽ tăng giá?

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với các hội viên là những nhà môi giới bất động sản đang hoạt động, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát. Trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) cho rằng giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ 53% tin rằng giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với bất động sản, lạm phát càng thúc đẩy tâm lý mua bất động sản để trú ẩn dòng tiền. Các nhà đầu tư cá nhân và hộ gia đình đang sở hữu bất động sản càng có nhu cầu nắm giữ tài sản thay vì bán ra và thu tiền mặt.

“Đây là kênh để đầu tư trú ẩn, chờ thời trong bối cảnh thị trường nhiều rủi ro. Cho nên, lúc này lại thuận lợi hơn cho những người đầu tư dài hạn”, TS Cấn Văn Lực nhận định.

Đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay, TS. Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay, cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.

“Tuy nhiên, khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.

Vị chuyên gia dự báo, trong 9 – 12 tháng tới, việc một số các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản do không thể gánh được sức ép từ các công cụ hỗ trợ tài chính là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tính đầu cơ của nhóm này không lớn, khó có thể thao túng thị trường, làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá”, TS Khương nhấn mạnh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2, Đầu tư BĐS an toàn siêu lợi nhuận, những yếu tố cần lưu ý?

Trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao thị trường bất động sản 2022 vẫn còn nhiều tiềm năng và là lựa chọn của những người đang sở hữu dòng tiền lớn, cần tìm một bến đỗ an toàn. Nhiều chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư cần thận trọng và lựa chọn những sản phẩm đảm bảo giá trị thực.

Lợi nhuận là mục đích tất yếu, nhưng cần an toàn bền vững

Khi lựa chọn một dự án để ở hay đầu tư không chỉ xét những yếu tố như vị trí, mức giá hay tiện ích, nhà đầu tư (NĐT) cần phải chú trọng đến các yếu tố tiên quyết khi xuống tiền đầu tư một dự án: sự an toàn, tính thanh khoản và lợi nhuận bền vững.

Trong đầu tư BĐS, an toàn là tiêu chí quan trọng nhất. Nhiều NĐT khi đầu tư vào BĐS quan tâm đến lợi nhuận đầu tiên, nhưng lại bỏ quên 1 điều liệu tài sản đó có an toàn không và những rủi ro có thể xảy ra.

Thứ hai là tính thanh khoản của bất động sản. Những tài sản có tính thanh khoản cao sẽ giúp cho nhà đầu tư dễ dàng quản lý được dòng tiền của mình, thu hồi dòng tiền để tiếp tục tái đầu tư hoặc phục vụ các mục đích khác.

Thứ ba là lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận là đích đến cuối cùng của các nhà đầu tư BĐS. Tuy vậy, lợi nhuận cũng cần đảm bảo tính bền vững, không chỉ là thặng dư nhận được từ việc tăng giá BĐS, mà còn đến từ khả năng kinh doanh hoặc cho thuê ổn định và lâu dài của BĐS.

Vậy để đầu tư an toàn và lợi nhuận bền vững, nhà đầu tư nên chú ý tới những yếu tố nào?

Bên cạnh việc xác định tính an toàn, lợi nhuận và tính thanh khoản của sản phẩm, thì các nhà đầu tư vẫn còn cần xem xét đến những yếu tố khác để có thể bảo toàn lợi nhuận bền vững và hạn chế những rủi ro khi “xuống tiền” đầu tư.

Thứ nhất, khi giá đất tại các khu vực vùng ven tăng giá quá nhanh mà hạ tầng không phát triển kịp, nhà đầu tư lại có xu hướng quay lại lựa chọn các trung tâm trong Vùng Thủ đô, đặc biệt là các trung tâm mới có hạ tầng hoàn chỉnh, phát triển theo đúng định hướng của nhà nước. Nằm trong bán kính 12km về phía Đông Bắc Thủ đô, TP. Từ Sơn đang trở thành lõi của Vùng Thủ đô và là 1 trung tâm mới đầy tiềm năng phát triển.

Thứ hai, tín dụng vào lĩnh vực bất động sản được điều chỉnh lại đối với những dự án có pháp lý an toàn tạo ra giá trị thực, chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh, đây sẽ là bảo chứng tốt nhất cho chủ đầu tư và nhà đầu tư sẽ an tâm hơn trước khi xuống tiền, làm thị trường đầu cơ, thiếu giá trị sử dụng thực tế bị ảnh hưởng nhằm phát triển thị trường BĐS an toàn, bền vững.

Thứ ba, hiện nay định hướng phát triển bất động sản công nghiệp đang được nhà nước đẩy mạnh nhằm tạo ra công ăn việc làm cho người dân. Từ đó, người dân sẽ dần tích lũy tiền và dòng tiền tiếp tục dịch chuyển vào lĩnh vực bất động sản, tạo nên công đồng dân cư sinh sống và làm việc. Như vậy, phát triển theo mô hình Khu Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ sẽ là xu thế tất yếu đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân.

Tiếp theo, để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, an toàn, nhà nước đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, những dự án phát triển sai quy hoạch. Do đó, nguồn cung BĐS ngày càng khan hiếm, các chủ đầu tư có tiềm lực và quỹ đất phát triển đô thị tại TP. Từ Sơn sẽ là bến đỗ lý tưởng cho cư dân Vùng Thủ đô.

Cuối cùng, theo xu hướng hiện nay, các khu đô thị đều được quy hoạch đồng bộ, được đầu tư và quản lý bài bản, có thể sử dụng ngay, do đó, tiềm năng tăng giá sẽ còn dư địa rất lớn và tính thanh khoản cao.

Trên đây là những lưu ý và yếu tố mà nhà đầu tư cần quan tâm trước khi “xuống tiền” để có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, hạn chế tối đa những rủi ro và thu về lợi nhuận bền vững.

 

III, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

nhung-yeu-to-dau-tu-bds
Những yếu tố khi đầu tư BĐS

1, Gia tăng nguồn vốn FDI vào bất động sản

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế thì Việt Nam vẫn là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Lượng FDI vào các ngành và lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục được cải thiện khi Việt Nam cũng như các nước trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch…

Bộ Xây dựng cho biết, tính đến cuối tháng 6/2022, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

CHÀO BÁN HÀNG LOẠT DỰ ÁN “KHỦNG”

Ngay đầu năm 2022, thị trường Việt Nam đã chào đón nhiều dự án mới từ nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nổi bật là khoản đầu tư 900 triệu USD của Lotte E&C để phát triển khu đô thị thông minh mang tên “Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm”. Bên cạnh đó, tập đoàn YSL cũng đang triển khai dự án đất công nghiệp có diện tích gần 300 ha tại Nam Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Dự án được xây dựng theo định hướng phát triển xanh và công nghệ cao, sở hữu yêu cầu khắt khe về trang thiết bị, khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Ngày 14/7 vừa qua, CapitaLand Development (CLD), nhánh kinh doanh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand cũng vừa mua lại quỹ đất tiềm năng để xây dựng khu phức hợp tại Thành phố Thủ Đức, TP.HCM với tổng doanh thu dự kiến ​​khoảng 720 triệu USD. Dự án có diện tích khoảng 8 ha, dự kiến cung cấp ra 1.100 căn hộ và shophouse cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu an cư ngày càng tăng của Thành phố Thủ Đức, nơi được phát triển trở thành trung tâm kinh tế và công nghệ mới. Thương vụ này dự kiến ​​sẽ hoàn tất vào quý 4/2023, khởi công vào năm 2024, theo kế hoạch sẽ ​​hoàn thành trong năm 2027.

Trước đó, vào tháng 2/2022, CLD đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang để chia sẻ mối quan tâm chung với trọng tâm đẩy mạnh phát triển dự án khu công nghiệp – logistics – đô thị đầu tiên của Tập đoàn tại Việt Nam với tổng giá trị đầu tư dự kiến 1 tỷ USD.

Vào tháng 12/2021, CLD thông báo tiếp nhận một quỹ đất tiềm năng tại Thành phố mới Bình Dương để phát triển dự án nhà ở quy mô lớn đầu tiên của Tập đoàn tại Việt Nam với tổng giá trị phát triển dự kiến ​​18.330 tỷ đồng (800 triệu USD). Dự án sẽ cung cấp hơn 3.700 căn hộ và nhà ở cho khoảng 12.000 cư dân trên địa bàn thành phố…

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch nhưng bất động sản nghỉ dưỡng cũng là phân khúc mà các nhà đầu tư thông minh có thể tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào thị trường, đặc biệt là ở Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…

Ngoài ra, sự xuất hiện của phân khúc bất động sản chăm sóc sức khỏe, loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam, cũng sẽ là một cơ hội lớn cho những nhà đầu tư có tầm nhìn và khả năng nắm bắt cơ hội.

KHẮC PHỤC VƯỚNG MẮC, THÚC ĐẨY CƠ HỘI

Tại cuộc họp về thị trường bất động sản mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng thừa nhận rằng các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thuê đất của nhà nước, gặp nhiều khó khăn, một trong những lý do là không được thỏa thuận trực tiếp với người dân. Thực trạng này dẫn đến việc, nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua phải tìm kiếm các đối tác hoặc không giao nhận chuyển nhượng, hoặc chuyển nhượng một phần dự án bất động sản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến giá bất động sản tăng lên trong thời gian vừa qua.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, bất động sản để hỗ trợ, tăng nguồn cung cho thị trường; đồng thời, theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Click để đọc chi tiết bài viết!

2, Quá rắc rối, nhiêu khê, sao doanh nghiệp làm được nhà ở xã hội?

Một số doanh nghiệp tâm huyết làm dự án nhà ở xã hội phải than như vậy khi kể ra hàng loạt khó khăn, nhiêu khê về cơ chế, quy trình, thủ tục khiến việc làm dự án nhà ở xã hội của doanh nghiệp bị giậm chân tại chỗ.

Sáng 26-7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức giám sát tình hình thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 1-1-2016 đến 31-12-2021.

Được khuyến khích cởi mở nói hết những bất cập, ông Lê Hữu Nghĩa – tổng giám đốc Công ty Lê Thành (một trong những đơn vị tâm huyết làm nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM) – nêu ra hàng loạt bất cập, nhiêu khê về cơ chế, quy trình, thủ tục mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi làm dự án nhà ở xã hội.

“Việc làm nhà ở xã hội càng gỡ càng rối”, ông Nghĩa nói thẳng.

“Lúc trước chúng tôi đi làm việc trực tiếp từng cơ quan, nếu cơ quan nào đó yêu cầu bổ sung, điều chỉnh gì thì doanh nghiệp còn biết để điều chỉnh, nay nộp chung vào không biết cơ quan nào có ý kiến không đồng thuận và vướng điểm nào để doanh nghiệp còn tháo gỡ. Việc này rất mất thời gian”, ông Nghĩa nêu khó khăn.

Hay việc miễn tiền sử dụng đất, ông Nghĩa cho hay cũng là “câu chuyện đau đầu, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp”.

Theo đó, luật quy định miễn 100% tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội. Thay vì áp dụng ngay quy định để miễn tiền cho doanh nghiệp, hiện nay cơ quan chức năng lại mất một thời gian dài làm các thủ tục tính ra số tiền sử dụng đất doanh nghiệp phải đóng, sau đó mới ra quyết định miễn tiền sử dụng đất.

Chưa kể, doanh nghiệp bỏ tiền mua đất theo giá thị trường nhưng tiền sử dụng đất lại được hoàn trả theo bảng giá đất.

Tổng giám đốc Công ty Lê Thành còn nêu ra hàng loạt hạn chế trong việc nghiệm thu dự án, xét duyệt đối tượng, quy định kiểm soát lợi nhuận của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội… Những thủ tục, quy trình nhiêu khê, khiến doanh nghiệp nản lòng.

“Tại sao chúng ta không nghiên cứu để gộp các thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục xét duyệt, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp? Tính riêng một dự án nhà ở xã hội chúng tôi dự kiến đầu tư nếu triển khai đã có 1.500 căn nhà ở xã hội, khi đó TP chỉ cần huy động thêm một số doanh nghiệp nữa cùng đầu tư đã có số lượng căn hộ nhà ở xã hội đạt mục tiêu đề ra”, ông Nghĩa nói.

Nói về việc các sở, ngành “ngâm” hồ sơ, chậm trả lời, ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) – cho biết trước đây chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong có công văn chỉ đạo thủ trưởng các sở ngành, quận huyện nêu nếu quá 15 ngày đơn vị được xin ý kiến nhưng không trả lời thì coi như đồng ý với ý kiến của đơn vị xin ý kiến.

Tuy nhiên, các sở ngành, quận huyện “không dám thực hiện” việc này và vẫn ngồi chờ trả lời, trong khi doanh nghiệp nóng ruột vì “mỗi ngày chờ là một ngày phải trả lãi ngân hàng, gánh nặng đầu tư càng đè nặng”.

Click vào đây để đọc chi tiết!

rac-roi-khi-lam-noxh
Rắc rối khi làm NOXH

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan