Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 06.11 - 12.11.2022

  • 216
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 06.11 đến 12.11.2022 gồm các tin chính sau:

  1. Thị trường chứng khoán (7/11): Nhóm BĐS, xây dựng nằm sàn hàng loạt, VN-Index giảm hơn 16 điểm
  2. Muôn vàn khó khăn của doanh nghiệp bất động sản
  3. Thanh tra Chính phủ nói gì khi 70% số vụ khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai?
  4. Gỡ khó cho bất động sản
  5. Hà Nội: Cấp, đổi ‘sổ đỏ’ trong 7 ngày làm việc
  6. Thanh tra việc quản lý quỹ phát triển đất, nhà ở tại Hà Nội và TP HCM
  7. Loạt “ông lớn” địa ốc Novaland, Him Lam, Hưng Thịnh… cùng HoREA kiến nghị 10 vấn đề “giải cứu” thị trường bất động sản

ban-tin-bds-times-pro

I – TIN THỊ TRƯỜNG

Thị trường chứng khoán (7/11): Nhóm BĐS, xây dựng nằm sàn hàng loạt, VN-Index giảm hơn 16 điểm

Thị trường chứng khoán đầu phiên mở cửa đỏ nhẹ, tuy nhiên áp lực bán gia tăng khiến VN-Index dần nới rộng đà giảm. Trong đó, nhóm bất động sản bị bán mạnh ngay từ đầu phiên với nhiều mã giảm sàn và cận sàn, điển hình như DIG, PDR, NLG, DXS, DXG, CEO, KDH.

CK-cong-ty-bds-giam-manh
TTCK ngành BĐS giảm mạnh

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II – PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH

Muôn vàn khó khăn của doanh nghiệp bất động sản

Khi các kênh huy động vốn (tín dụng, trái phiếu, vốn huy động khách hàng) hẹp cửa, một số doanh nghiệp bất động sản phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao hoặc phải bán bớt tài sản, dự án; bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (40% giá hợp đồng)…

kho-khan-cua-doanh-nghiep-bds
Muôn vàn khó khăn của doanh nghiệp BĐS

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước rủi ro mất thanh khoản, buộc phải thực hiện các biện pháp chưa có tiền lệ để tồn tại như thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO).

Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp bất động sản tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí giảm 50% lực lượng lao động.

Cũng theo Chủ tịch HoREA, do tắc các kênh huy động vốn (tín dụng, trái phiếu, vốn huy động khách hàng) nên một số doanh nghiệp bất động sản phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao hoặc phải bán bớt tài sản, dự án; bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (40% giá hợp đồng).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1. Thanh tra Chính phủ nói gì khi 70% số vụ khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai?

Liên quan đến vấn đề khiếu kiện, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết qua thanh tra thấy một số địa phương buông lỏng quản lý để tổ chức cá nhân có nhiều sai phạm. Ngoài ra, cơ chế chính sách pháp luật có nhiều bất cập, dễ phát sinh sai phạm trong công tác quản lý đất đai.

70%-kieu-nai-khieu-kien-lien-quan-dat-dai
70% vụ khiếu nại khiếu kiện liên quan đến BĐS

Số lượng các vụ khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm tỷ trọng lên đến 70% và một số cán bộ phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.​​​​​​​

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, Tổng Thanh tra cho rằng cần thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát phát hiện xử lý nghiêm cán bộ nếu có sai phạm…

Còn liên quan đến vấn đề khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết qua thanh tra thấy một số sai sót như một số địa phương buông lỏng quản lý để tổ chức cá nhân có nhiều sai phạm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Gỡ khó cho bất động sản

Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thị trường như: khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023; kiểm soát cơ cấu lại tín dụng BĐS bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực BĐS theo đúng quy định pháp luật.

go-kho-doanh-nghiep-bds
Chính sách gỡ khó BĐS

Đối với các DN có năng lực, có tín nhiệm, có dự án tốt, đáp ứng các điều kiện thì cần tạo điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển dự án BĐS, góp phần tăng nguồn cung, đặc biệt là ưu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Đồng thời phải kiểm soát phát hành trái phiếu, hướng dẫn thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán của các DN BĐS đúng quy định, tạo điều kiện, không làm cản trở huy động vốn của các DN có đủ năng lực hoạt động kinh doanh tốt, hiệu quả, lành mạnh.

Để thị trường có thể phục hồi trở lại, cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong phát triển dự án cho các DN. Riêng về vấn đề tài chính, trong khi các kênh huy động vốn đều không khả thi, các DN nên tìm đến kênh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như một giải pháp phù hợp. “Cần phải khẳng định đây là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh như hiện nay. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hà Nội: Cấp, đổi ‘sổ đỏ’ trong 7 ngày làm việc

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4135/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo quyết định, UBND thành phố công bố danh mục 35 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh.

thu_tuc_chuyen_CMND_sang_CCCD_cho_So_do
Giấy tờ trong sổ đỏ

Trong đó, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội quy định, thời hạn giải quyết đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất trong 30 ngày làm việc; Cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong 7 ngày làm việc.

UBND thành phố cũng công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; áp dụng đối với cá nhân.

Trong đó, quy định thời hạn giải quyết đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trong 20 ngày làm việc; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất trong 20 ngày làm việc;

Đặc biệt là quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng lần đầu trong 20 ngày làm việc.

Bên cạnh đó, UBND thành phố công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân. Cụ thể, thời hạn giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai trong 45 ngày làm việc.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan có trách nhiệm rà soát, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được công bố tại quyết định này, trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt theo quy định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Thanh tra việc quản lý quỹ phát triển đất, nhà ở tại Hà Nội và TP HCM

Theo quyết định thanh tra số 411 ngày 25/10/2022 , Thanh tra Chính phủ (TTCP) sẽ tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng một số Quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước thuộc các Bộ: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông và UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh.

 

Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2017 đến đến 31/12/2021, khi cần thiết có

thanh-tra-su-dung-dat-ha-noi-ho-chi-minh
Thanh tra sử dụng quý đất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ trên. Thời gian thanh tra là 60 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Đoàn thanh tra gồm 11 thành viên do ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp, Vụ II – TTCP) làm Trưởng đoàn.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

6. Loạt “ông lớn” địa ốc Novaland, Him Lam, Hưng Thịnh… cùng HoREA kiến nghị 10 vấn đề “giải cứu” thị trường bất động sản

Các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng xem xét thành lập “ban công tác đặc biệt” hoặc “tổ công tác đặc biệt” để tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình.

Vấn đề thứ nhất, ông Châu cho biết, vướng mắc pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất. Nhưng gỡ điểm vướng này cần phải có thời gian, mà giải pháp lớn nhất là phải hoàn thành sửa đổi Luật đất đai 2013 và một số luật liên quan. Đồng thời, sửa đổi nghị định 100 và nghị định 49 để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội…

Vấn đề thứ hai, ông Châu cho hay, thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3-5 năm). Thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Vấn đề thứ ba, các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng xem xét thành lập “ban công tác đặc biệt” hoặc “tổ công tác đặc biệt” để tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình. Làm tiền lệ để giải quyết các trường hợp tương tự, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và thị trường, trong đó có 64 dự án tại TP.HCM theo chủ trương “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự” và thực hiện “thu hồi triệt để tài sản nhà nước bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực”.

Vấn đề thứ tư, các doanh nghiệp đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định hướng dẫn trình tự triển khai thực hiện đối với dự án nhà ở, khu đô thị chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng “quy trình chuẩn” về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Vấn đề thứ năm, các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập đối với các diện tích đất do Nhà nước quản lý (đất công) nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại để tháo gỡ “ách tắc” của các dự án và tăng nguồn cung nhà ở.

Vấn đề thứ sáu, các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng tương tự nghị quyết 42 của Quốc hội, cho phép doanh nghiệp chủ đầu tư được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất để tạo điều kiện tái khởi động các dự án “trùm mền” giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

ong-lon-bds-de-xuat-go-kho-bds
Ông lớn BĐS đề xuất giải pháp gỡ khó BĐS

Vấn đề thứ bảy, các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện xác định tiền sử dụng đất đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã tạm nộp tiền sử dụng đất hoặc đang được rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung để cho doanh nghiệp hoàn thành nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.

Vấn đề thứ tám, ông Châu cho hay các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền.

Vấn đề thứ chín, các doanh nghiệp đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét cho phép nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỉ lệ nhất định thông qua ủy thác cho công ty chứng khoán, các tổ chức đảm bảo năng lực bằng các hợp đồng thương mại để đầu tư trái phiếu theo quy định; đồng thời các nhà đầu tư mua trái phiếu là cá nhân phải có văn bản cam kết đã hiểu rõ và tự chịu trách nhiệm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Vấn đề thứ mười, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất cho bốn ngân hàng thương mại Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho đối tượng hưởng chính sách vay ưu đãi với lãi suất 4,8%/năm để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan