Tin tức
20/12 2022

Thông tin quy hoạch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030

  • 636
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Thông tin quy hoạch tỉnh Hải Dương siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây

Tổng quan quy hoạch tỉnh Hải Dương

Hải Dương nằm ở trung tâm tam giác trọng điểm phát triển của Bắc Bộ (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), Khu vực động lực của Vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ở vị trí giao thoa giữa nhiều hành lang kinh tế trong và ngoài nước. Với lợi thế vị trí chiến lược Hải Dương có tiềm năng to lớn để tận dụng các mối liên kết vùng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và kết nối thương mại.

bang-gia-dat-tinh-hai-duong-times-pro
Giao thông phát triển tại Hải Dương

Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò trong quy hoạch Hải Dương

Hải Dương có vị trí kết nối chiến lược, nằm trên giao điểm của các tuyến hành lang kinh tế trong và ngoài nước, kết nối các tỉnh ĐBSH và các đầu mối trọng điểm. Các hành lang này đều có sự lưu chuyển thương mại và hàng hóa lớn, từ đó đặt ra yêu cầu phát triển dịch vụ hậu cần với các kết nối chuyên biệt:

– Hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh: kết nối các tỉnh với hệ thống với các đường cao tốc, các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, 2, 5, và 18, sân bay, cửa khẩu và cảng biển quốc tế. Đặc biệt, lượng hàng hóa lưu chuyển trên 2 hành lang này chiếm tới ~36% lượng hàng hóa luân chuyển của cả nước.

– Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng: tiềm năng trở thành kênh thương mại chính kết nối hàng hóa các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc với các nước ASEAN theo con đường ngắn nhất thông qua cảng biển Hải Phòng

– Hành lang kinh tế Nam Ninh – Hà Nội – Quảng Ninh: kết nối khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với khu công nghiệp công nghệ cao phía Tây Trung Quốc, tiềm năng trở thành nhân tố thúc đẩy công nghiệp của cả 2 vùng.

quy-hoach-hai-duong

Nằm trên trục đường cao tốc hướng Đông: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hải Dương có vị trí trung tâm và kết nối toàn bộ các tỉnh công nghiệp trọng điểm của miền Bắc:
– Hải Phòng: Mục tiêu thành phố công nghiệp hiện đại với trọng tâm phát triển CN chế biến chế tạo CNC với trọng tâm là ngành SX ô tô, thiết bị và linh kiện điện tử cùng hệ thống dịch vụ logistics tầm cỡ quốc tế
– Quảng Ninh: Trọng tâm phát triển các dự án công nghiệp chế biến thủy sản, sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo, hệ sinh thái sản xuất ô tô điện
– Bắc Ninh: Tập trung công nghiệp điện, điện tử, thu hút các dự án vệ tinh, tận dụng hệ sinh thái của Samsung và các doanh nghiệp FDIs
– Hưng Yên: Hướng tới công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch cùng sự phát triển của đô thị thông minh, thương mại điện tử

Trục động lực này cũng kết nối Hải Dương với trung tâm dịch vụ của miền Bắc
– Hà Nội, đây là trung tâm của vùng thủ đô và cũng đóng vai trò đầu mối, trung tâm dịch vụ với các dịch vụ thương mại, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng cùng các dịch vụ hậu cần. Hải Phòng, Quảng Ninh cũng là các trung tâm vui chơi giải trí du lịch đã phát triển tại miền Bắc.
Xét trên trục Bắc-Nam, Hải Dương kết nối với các vùng nguyên liệu nông sản lớn của miền Bắc như Bắc Giang, Thái Bình. Thái Bình cũng đang định hướng trở thành Trung tâm thiết bị cơ giới công, nông nghiệp và năng lượng hàng đầu cả nước, Trung tâm nông nghiệp quy mô lớn áp dụng công nghệ 4.0.

Trong mối liên kết vùng thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Dương có điều kiện để trở thành vùng động lực kinh tế, trung tâm công nghiệp, đô thị, dịch vụ và đổi mới sáng tạo của miền Bắc. Vị thế chiến lược này là tiềm năng cho Hải Dương trong việc tích hợp vào chuỗi giá trị chung của toàn vùng, đặc biệt là các là các ngành công nghệ và giá trị cao, từ đó trở thành Vùng công nghiệp trọng điểm ĐBSH.

Phương án phát triển các lĩnh vực trong đề án quy hoạch Hải Dương

1. Trụ cột chính 1– Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực: Nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị các ngành thế mạnh và mũi nhọn của tỉnh như ngành điện, điện tử; cơ khí luyện kim, chế biến nông lâm thủy sản dựa trên liên kết vùng và thu hút DN FDIs lớn
2. Trụ cột chính 2 – Xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai: Mở rộng các ngành công nghiệp với giá trị gia tăng cao như hóa chất, hóa dược, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cao cấp, độc quyền, tỉ lệ nội địa hoá cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc biệt tới các thị trường khắt khe như EU, Mỹ, Nhật,..
3. Trụ cột chính 3 – Duy trì và tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ, đảm bảo an sinh xã hội: Chỉ duy trì, dừng đầu tư và phát triển thêm các ngành công nghiệp giá trị thấp và ảnh hưởng môi trường như SX VLXD, dệt may, da giày, công nghiệp khai khoáng
4. Trụ cột chính 4 – Xây dựng Hải Dương thành trục CN động lực cho ĐBSH với KCN chuyên biệt công nghệ cao, CCN hiện đại và lõi trung tâm đổi mới sáng tạo: Với quỹ đất cho KCN ít, tỉnh tập trung phát triển KCN chuyên biệt CN cao, KCN đô thị dịch vụ và KCN sinh thái với trung tâm đổi mới sáng tạo, cùng các CCN với cơ sở hạ tầng hiện đại

Ngoài ra, các yếu tố và trụ cột hỗ trợ để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu phát triển cũng sẽ được thực hiện:
– Trụ cột hỗ trợ 1- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu cho quá trình phát triển CN giai đoạn 2021-2030, ba ưu tiên hàng đầu của tỉnh bao gồm:

(1) Gia tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo,

(2) Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, tập trung vào ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin,

(3)Thu hút nhân tài cấp quản lý, chuyên gia nghiên cứu và cộng đồng khởi nghiệp.

– Trụ cột hỗ trợ 2 – Huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư: Ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong giai đoạn 2021-2030 là xây dựng chiến lược dài hạn và quyết tâm cải cách môi trường đầu tư, đồng thời tích cực xúc tiến đầu tư đến các DN FDIs, tập trung vào khu vực Châu Á. Các DN FDIs và OEMs được thu hút phải tuân theo chiến lược phát triển các ngành công nghiệp, có qui mô vừa và lớn, có khả năng hình thành liên kết chuỗi giá trị, đảm bảo các yếu tố về công nghệ và dây chuyền sản xuất. chuỗi giá trị, đảm bảo các yếu tố về công nghệ và dây chuyền sản xuất.
– Trụ cột hỗ trợ 3 – Khoa học công nghệ: Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm giá trị cao bằng việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tập trung mạnh mẽ vào khâu R&D. Thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển qui mô cấp vùng trên nền tảng nguồn vốn hợp tác công – tư. Hướng tới phát triển các sản phẩm CN cao cấp Made in Hai Duong.
– Các trụ cột hỗ trợ khác, bao gồm Quản lý và cơ chế chính sách, Liên kết và phát triển bền vững, An sinh xã hội và bảo vệ môi trường: Nhằm tối ưu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn nhất Vùng ĐBSH đối với NĐT trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh cần xây dựng và ban hành các chiến lược đột phá trong hệ thống quản lý, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng và phát triển khu vực doanh nghiệp.

Phương án tổ chức không gian và quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các vùng trong tỉnh Hải Dương

Bản đồ quy hoạch các vùng trong không gian đô thị!

 

Tham khảo phương án phát triển không gian và quy hoạch tại văn bản: tải tại đây!

Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Hải Dương cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:

Tham khảo kiến thức pháp luật, quy hoạch tại dây!

Tham khảo bài viết 360 độ các tỉnh thành tại đây!

 

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan