Tin tức
20/12 2022

Thông tin quy hoạch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030

  • 426
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Thông tin quy hoạch tỉnh Bắc Kạn siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây

bang-gia-dat-bac-kan
Bắc Kạn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nông, lâm nghiệp

Tổng quan quy hoạch tỉnh Bắc Kạn

tỉnh Bắc Kạn, quy mô khoảng 4.859,96 km2 gồm 8 đơn vị hành chính: 01 Thành phố (Bắc Kạn); 07 huyện (Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Pác Nặm), với tổng 108 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 96 xã, 6 phường và 6 thị trấn (nguồn: Nghị Quyết 855/NQ – UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV) được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc: giáp tỉnh Cao Bằng;

+ Phía Đông: giáp tỉnh Lạng Sơn;

+ Phía Nam: giáp tỉnh Thái Nguyên;

+ Phía Tây: giáp tỉnh Tuyên Quang;

Mục tiêu phát triển đến năm 2030

* Về kinh tế

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2021 – 2030 đạt 7,6-7,7%; trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 11-12%/năm; dịch vụ tăng 7,8-8%/năm; nông, lâm và thủy sản tăng 3,7-3,9%/năm.

– Cơ cấu kinh tế năm 2030 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 23,5-24,5% (công nghiệp chiếm 11-13%); ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 19,5-20,5%; ngành dịch vụ chiếm 54-55% và thuế sản phẩm 2-2,2%.

– GRDP bình quân/người năm 2030 theo giá hiện hành đạt khoảng 93 – 96 triệu đồng.

– Năng suất lao động năm 2030 đạt 125-128 triệu đồng (giá hiện hành).

– Đến năm 2030 phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.000 tỷ đồng.

– Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021-2030 đạt trên 105 nghìn tỷ.

– Khách du lịch năm 2030 đạt trên 1,8 lượt người.

* Về xã hội

– Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,8%, duy trì tỷ lệ trên 17 bác sĩ/ 1vạn dân; 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về Y tế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm đạt 100% đến năm 2030.

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2030 đạt 55%, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm dưới 3%.

– Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, xóa mù chữ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 90%, số trường chuẩn quốc gia tăng 135 trường đến năm 2030.

– Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm

– Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88% trở lên, khu dân cư văn hóa đạt 86% trở lên, 100% xã, phường có trạm tuyền thanh hoạt động tốt.

* Về môi trường

–  Duy trì tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030 đạt trên 70%.

– Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đến năm 2030 đạt 100%.

– Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% đến năm 2030, trong đó 80% được sử dụng nước sạch.

– Tỷ lệ thu gom rác thải đến năm 2030 đạt 100% đối với khu vực đô thị và 60% đối với khu vực nông thôn.

– Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý trước khi thải ra môi trường đạt 75% vào năm 2030. Trong đó 100% khối lượng nước thải từ các khu, cụm công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.

* Về không gian và kết cấu hạ tầng

– Đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa phấn đấu đạt trên 45%. Xây dựng TP Bắc Kạn trở thành đô thị xanh – sạch- văn minh, hoàn thành tiêu chí đô thị loại II.

– Đến năm 2030 cả tỉnh có ít nhất 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

– Hạ tầng đầu tư phát triển cơ bản theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hạ tầng giao vận tải thông suốt, an toàn; điện đảm bảo tốt nhu câu sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo; hệ thống hồ đập an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

bang-gia-dat-bac-kan
Một góc thành phố Bắc Cạn

* Về quốc phòng an ninh

– Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của tỉnh; triển khai thực hiện các cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội để xây dựng tiềm lực quốc phòng của tỉnh. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, tuyệt đối trung thành với đảng, tổ quốc, và nhân dân, có trình độ và sức mạnh tổng hợp, có khả năng sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển KTXH với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh.

Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò trong quy hoạch Bắc Kạn

Ngành công nghiệp

Công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế mà tỉnh Bắc Kạn đang có lợi thế như quặng sắt, sắt mangan, quặng vàng gốc và đặc biệt là quặng chì, kẽm để đưa vào chế biến sâu, chế biến tinh khoáng sản sau khai thác đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho các cơ sở luyện kim của tỉnh hướng đến xuất khẩu

Công nghiệp sản xuất chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và dược liệu: Xây dựng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động liên kết trong sản xuất

– cơ khí, thiết bị điện, điện tử, công nghiệp tái chế: Khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử, công nghiệp công nghệ cao trong đó ưu tiên cơ khí lắp ráp, máy móc thiết bị chế biến nông lâm sản thực phẩm và hàng tiêu dùng;

– Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu may mặc, giày dép liên kết từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã, đến hoàn chỉnh sản phẩm.

Phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện: tập trung nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp các đường dây trung áp đồng bộ; thu hút đầu tư phát triển nguồn điện thuỷ điện nhỏ, điện sinh khối theo quy hoạch

Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

Phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

– Tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh theo các nhóm sản phẩm chủ lực cùng với việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường, cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh đối với rừng sản xuất; phát triển các vùng sản xuất tập trung, đạt tiêu chuẩn bền vững để đáp ứng cơ bản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp ngoài gỗ, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, các dịch vụ môi trường rừng (bao gồm cả buôn bán tín chỉ các-bon từ rừng), du lịch sinh thái, nông lâm kết hợp.

vi-tri-tinh-bac-kan
Vị trí Bắc Kan trên bản đồ Việt Nam

– Xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức dịch vụ hỗ trợ đồng bộ; đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các huyện, thành phố trong tỉnh; giữa các tỉnh trong vùng và giữa các vùng, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.

Phương hướng phát triển ngành du lịch

– Phát triển du lịch Bắc Kạn từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có vai trò là một ngành kinh tế tổng hợp làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, có hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại phù hợp với tiềm năng của tỉnh; xây dựng và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng chất lượng, đa dạng, có thương hiệu và sức cạnh tranh mạnh so với các tỉnh trong khu vực. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; giữ gìn, phát huy, bảo tồn các giá trị di sản; nâng cao đời sống cho nhân dân.

– Đầu tư, phát triển khu du lịch Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia; du lịch Hồ Nặm cắt trở thành khu du lịch cấp tỉnh, mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm, khu du lịch được công nhận; Di sản Ba Bể – Na Hang được Tổ chức giáo dục, khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; Đầu tư xây dựng được chuỗi sản phẩm du lịch cơ bản đồng bộ, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, chất lượng tốt để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách gắn với mục tiêu tăng thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân của du khách.

– Phát triển các cụm du lịch (04 cụm du lịch):

+ Cụm du lịch Ba Bể và phụ cận bao gồm huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm trong đó hồ Ba Bể là hạt nhân, là cụm trọng tâm cần ưu tiên đầu tư. Định hướng phát triển chính là du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, du lịch cộng đồng (homestay), du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, nghề truyền thống, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch mua sắm, du lịch vui chơi giải trí…

+ Cụm du lịch thành phố Bắc Kạn và phụ cận bao gồm thành phố Bắc Kạn, với khu vực phụ cận là các huyện Chợ Mới, Bạch Thông. Định hướng phát triển là các dịch vụ lưu trú; du lịch thương mại; vui chơi giải trí, sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan…

+ Cụm du lịch ATK Chợ Đồn và phụ cận, bao gồm địa bàn của huyện Chợ Đồn (hạt nhân là chiến khu ATK Chợ Đồn). Định hướng phát triển về du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái; du lịch trải nghiệm…

+ Cụm du lịch Na Rì – Ngân Sơn bao gồm huyện Na Rì và huyện Ngân Sơn. Định hướng phát triển du lịch là du sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh và du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc…

– Phát triển các sản phẩm du lịch:

+ Định hướng với 04 nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo, mang tính đặc thù của tỉnh là: Du lịch gắn với các giá trị tự nhiên, giá trị sinh thái; Du lịch gắn với các giá trị văn hóa- tâm linh; Du lịch hội nghị hội thảo; Du lịch gắn với sản phẩm OCOP.

Phương án tổ chức không gian và quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các vùng trong tỉnh Bắc Kạn

Tham khảo phương án phát triển không gian và quy hoạch tại văn bản: tải tại đây!

Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Bắc Kạn cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:

Tham khảo kiến thức pháp luật, quy hoạch tại dây!

Tham khảo bài viết 360 độ các tỉnh thành tại đây!

 

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan