Tin tức
20/12 2022

HÒA BÌNH MẢNH ĐẤT ĐƯỢC THIÊN NHIÊN ƯU ĐÃI NƠI CON NGƯỜI VÀ ĐẤT TRỜI HÒA HỢP, BÌNH AN

  • 236
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tỉnh Hòa Bình có diện tích: 4.596,4 km2Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc có vị trí ở phía nam Bắc Bộ. 

Năm 2018, Hòa Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân, xếp thứ 47 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846,1 nghìn dân, GRDP đạt 40.867 tỉ Đồng (tương ứng với 1,7749 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 48,3 triệu đồng (tương ứng với 2.098 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%, Hòa Bình đứng ở vị trí thứ 19 về phát triển kinh tế. Tổng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình trong năm 2018 ước đạt 2.550.000 lượt khách; thu nhập ước đạt 1.464 tỷ đồng. Lợi thế của Hòa Bình là tiếp giáp với thủ đô Hà Nội di chuyển dễ dàng theo đường bộ. Diện tích toàn tỉnh có tỷ lớn là lâm nghiệp, cây xanh.

Hòa Bình là nơi đáng sống

Về con người, theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 07 dân tộc cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%.  Tỷ lệ hộ nghèo còn 14,9% – cao thứ 12 cả nước. Con người Hòa Bình chân thành, chất phác, chăm chỉ sản xuất còn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, thôn quê.

Là địa phương nằm trong Vùng Thủ đô, cách Hà Nội khoảng 30 phút đi xe, Hòa Bình có lợi thế đặc biệt, đây là tiềm năng cần khai thác để phát triển. “Con người, đất đai, núi đồi, sông nước, đặc biệt là văn hóa của đồng bào là thế mạnh để Hòa Bình phát triển lâu dài” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định trong buổi làm việc với tỉnh. Ông nhấn mạnh và đề nghị tỉnh chú trọng phát triển thành một địa phương du lịch thực sự, khai thác tốt nguồn tài nguyên giàu có này. Đặc biệt, tỉnh cần quan tâm phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến gỗ xuất khẩu, góp phần vào mục tiêu đưa Việt Nam thành trung tâm sản xuất đồ gỗ của thế giới. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sạch, hữu cơ; phát triển công nghiệp địa phương.

Nắm được ưu thế, tỉnh đã chú trọng khâu hoàn thiện quy hoạch tầm cỡ, mang tính bền vững; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng, chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, nhất là các khu vực như: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Miếu Môn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hòa Bình là nơi đáng sống

Toàn tỉnh đã và đang tập trung vào 4 mũi nhọn kinh tế. Một là, xây dựng Hòa Bình thành tỉnh du lịch. Hai là, phát triển nông, lâm nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ cao. Hòa Bình có rất nhiều sản vật nông nghiệp địa phương, có lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, hướng đi cho nông nghiệp ở Hòa Bình theo xu hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng các tiến bộ của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Mục tiêu của ngành Nông nghiệp Hòa Bình trước hết là cung ứng cho vùng Thủ đô và sau đó hướng ra xuất khẩu. Ba là, phát triển công nghiệp địa phương trong những lĩnh vực giàu tiềm năng. Hòa Bình đã được Chính phủ cho phép triển khai 8 khu công nghiệp. Hòa Bình cần hướng vào các ngành chế biến chế tạo nhằm giải quyết việc làm và không ảnh hưởng đến môi trường. Bốn là, phát triển đô thị là một động lực phát triển của Hòa Bình với những khu đô thị xanh, sinh thái, hiện đại, bảo đảm môi trường sống tốt nhất.

Trong các tỉnh tiếp giáp với Thủ đô, tỉnh Hòa Bình là nơi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, vì vậy đây là thị trường, là môi trường đầu tư tuyệt vời cho các nhà đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Tìm hiểu thêm dự án Legacy Hill Hòa Bình

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan