Tin tức
20/12 2022

Bản tin tổng hợp thị trường bất động sản 01/5-06/5/2022

  • 371
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Bản tin tổng hợp thị trường bất động sản 01/5-06/5/2022 tổng hợp những tin tức thị trường, nhận định, kế hoạch – quy hoạch, quản lý,… liên quan đến thị trường bất động sản từ các trang báo uy tín.

TIN THỊ TRƯỜNG

Ban-tin-tong-hop-bat-dong-san-times-pro
Biệt thự tại Hà Nội có giá vô cùng cao

 ‘Choáng’ với cơn sốt biệt thự, Hà Nội lập giá kỷ lục hơn nửa tỷ đồng/m2

Trong quý I/2022, phân khúc biệt thự, shophouse tại nhiều địa phương lên cơn sốt giá, trong đó Hà Nội ghi nhận mức giá cao kỷ lục là 569 triệu đồng/m2, Khánh Hòa ghi nhận mức giá 315 triệu đồng/m2, Kiên Giang ghi nhận mức giá 250 triệu đồng/m2..

“Sốt đất” vẫn diễn ra

Theo báo cáo thị trường bất động sản Quý I/2022 của BHS Group, nguồn cung sơ cấp ghi nhận xấp xỉ 6,300 sản phẩm. Trong đó, loại sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn là đất nền với 4,160 sản phẩm còn sản phẩm biệt thự, shophouse, liền kề xây thô cung cấp 2,117 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ trong Quý I/2022 đạt khoảng 65%, cho thấy tâm lý tích cực của thị trường.

Theo các số liệu từ nhiều địa phương, từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng “sốt đất” vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu vực như Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tĩnh,…

Trong số xấp xỉ 4,200 sản phẩm đất nền, khu vực miền Bắc chiếm nhiều nhất với 41.3% còn khu vực miền Trung và miền Nam lần lượt là 20.3% và 38.4%. Tỷ lệ hấp thụ đất nền đạt khoảng 71% trong Quý I/2022, do nhu cầu đầu tư tiếp tục tăng cao trên thị trường…

Do đó, từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng “sốt đất” vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu vực như Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tĩnh,… Ngoài ra, khu vực Hà Nội còn xuất hiện tình trạng “sốt đất” tại nông thôn, vùng quê, vùng ven,…

Biệt thự giá cao kỷ lục gần 600 triệu đồng/m2

Đối với thị trường chung cư, nguồn cung sơ cấp khoảng 9,300 căn; giảm 45% theo quý do chịu ảnh hưởng từ kì nghỉ Tết, đợt dịch bùng phát cao điểm tại Hà Nội tháng 3 và giá vật liệu xây dựng tiếp tục leo thang.

Đa số nguồn cung mới đến từ các đợt mở bán tiếp theo của các dự án hiện hữu. Trong đó, các dự án căn hộ hạng B vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 62% nguồn cung sơ cấp trong Quý I/2022, tỷ lệ hấp thụ đạt xấp xỉ 30%, tăng 4 điểm % so với Quý IV/2021 do nguồn cầu cao và nguồn cung giảm.

Đáng chú ý, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm hạng A & B chiếm ưu thế trên thị trường Hà Nội, với 82% tổng doanh số bán hàng trong quý. Cũng trong quý này, thị trường không xuất hiện dự án hạng sang nào.

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

Ban-tin-tong-hop-bat-dong-san-times-pro
Siết chặt quá mức sẽ làm thị trường bất động sản khó phát triển

1, Lãnh đạo Bộ Xây dựng: Siết vốn, thị trường bất động sản sẽ không phát triển được!

“Vốn” là một trong những yếu tố không thể xem thường trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Thị trường vốn gắn chặt với bất động sản. Do đó, nếu siết thị trường vốn thì thị trường bất động sản không phát triển được…

Phát biểu tại buổi đối thoại chuyên đề Nhận diện chân thực vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế do VnEconomy/Tạp chí Kinh tế Việt Nam/Vietnam Economic Times tổ chức ngày 6/5, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết từ quý 4/2021, khi các địa phương gỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế chống dịch đồng thời kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, hoạt động đầu tư, kinh doanh và thị trường bất động sản đã có nhiều khởi sắc.

Điểm sáng nhất là tồn kho bất động sản gần như không có, dự án ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Theo tổng hợp số liệu từ các địa phương có báo cáo, lượng giao dịch bất động sản tăng mạnh so với quý 3/2021. Giá bình quân các loại căn hộ chung cư (bao gồm căn hộ bình dân, trung cấp, cao cấp) trong quý 4/2021 tăng nhẹ 3-5% so với quý trước. Cá biệt có những vùng tăng 100%, 70% đặc biệt là đất nền, khu vực giáp ranh thành phố lớn giá tăng 15-20%. Ngược lại, bất động sản du lịch so với cùng kỳ quý 1/2021 thì cơ bản giảm, so với quý 4/2021 gần như đi ngang.

Đánh giá về những thách thức của thị trường bất động sản hậu Covid-19, theo ông Khởi, có năm điểm cần lưu ý.

Thứ nhất là về pháp lý. Trong thời gian qua từ năm 2020, Quốc hội, Chính phủ cùng các bộ ngành ban hành nhiều chính sách, nhiều Luật ra đời, tháo gỡ tương đối nhiều khó khăn với bất động sản như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, hàng loạt Nghị định của Chính phủ nhưng lại đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 nên tác động của Luật chưa đến thực tiễn nên vẫn khó khăn.

Thứ hai, nguồn cung ngày càng thiếu, thiếu nghiêm trọng tất cả các phân khúc. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhà đầu tư vẫn coi bất động sản vẫn là nơi trú ẩn an toàn sau đó mới đến vàng, chứng khoán. Do đó, cần có giải pháp kích cầu nguồn cung, tháo gỡ thủ tục pháp lý cho dự án, đặc biệt dự án nhà ở xã hội. Chỉ trong từ 25-19/4, Tp.HCM một lúc khởi công 5-6 dự án nhà ở xã hội, nhiều tình cũng khởi công, hầu hết là các dự án vướng mắc từ 2020-2021 giờ mới triển khai.

Thứ ba, là vốn. Vốn là một trong những yếu tố không thể xem thường trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Thị trường vốn gắn chặt với bất động sản. Bên cạnh những doanh nghiệp bất động sản có nguồn lực lớn thì nhiều doanh nghiệp vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng nhưng gần đây đã có một số quy định siết tín dụng vào bất động sản. “Siết thị trường vốn thì thị trường bất động sản không phát triển được. Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất sửa Nghị định 153 theo nguyên tắc không phải doanh nghiệp bất động sản nào ta cũng cấp vốn như nhau mà nên ưu tiên vốn cho dự án nào hạn chế dự án nào”, ông Khởi nói.

Thứ tư, các địa phương cũng phải kiểm soát chặt chia lô bán nền và đấu giá đất, bởi đây là 2 vấn đề có tác động ghê gớm đến thị trường, chỉ cần một dự án tăng giá hàng loạt dự án tăng giá theo. Đó là cái hạn chế địa phương cần tăng cường quản lý hạn chế méo mó thị trường.

Thứ năm, vừa rồi có tình trạng câu kết liên kết làm giá giữa sàn và chủ đầu tư, giữa các sàn với nhau, giữa các sàn với môi giới hay chủ đầu tư không đem hàng ra bán liên kết với sàn nâng giá làm nhiễu loạn thông tin.

TIN QUY HOẠCH

Ban-tin-tong-hop-bat-dong-san-times-pro
Bộ chính trị ra quyết sách về phát triển Thủ đô

1, Bộ Chính trị ra nghị quyết về phát triển Thủ đô Hà Nội

Ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 – 2030 tăng 8,0 – 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 – 13.000 USD.

Và đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

HÀ NỘI CẦN RÕ VAI TRÒ TRUNG TÂM, ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG CHO VÙNG BẮC BỘ VÀ CẢ NƯỚC

Nghị quyết 15 nêu rõ giai đoạn 2011 – 2020, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kinh tế duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm; GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD, gấp 2,3 lần năm 2010. Quy mô, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Hạ tầng kinh tế, xã hội được nâng lên một bước; kết quả xây dựng nông thôn mới là dấu ấn nổi bật.

Sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, công tác bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả tích cực; chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô không ngừng được nâng lên.

Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng; vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao ở cả trong nước và quốc tế. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả…

Bên cạnh những kết quả và thành tích đã đạt được, Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới

2,Xa lộ Hà Nội kỳ vọng trở thành “Phố Wall” Thủ Đức

Cùng với việc UBND TP.HCM lựa chọn khu Trường Thọ là trung tâm TP mới Thủ Đức, 10 khu đô thị dọc tuyến Metro số 1 cũng đang được đệ trình phê duyệt chính thức sẽ tạo ra tác động rất lớn đến diện mạo đô thị, đặc biệt là trục xương sống Xa lộ Hà Nội.

Theo quy hoạch, khu vực dọc tuyến xa lộ Hà Nội và metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ được phát triển các khu đô thị mới mức độ tập trung cao, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, phát triển trung tâm dịch vụ đa chức năng và chuyên ngành. Toàn bộ quy hoạch có tổng chiều dài gần 15km, hơn 577 ha, trục Xa lộ Hà Nội là “thước đo”, chia thành 10 khu đô thị chức năng như: Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Khu Công nghệ cao, Phước Long…

Khu Phước Long thuộc phường Trường Thọ, rộng hơn 127ha, chiều dài theo Xa lộ Hà Nội là 1,5km, tầng cao tối đa 45 tầng – cao nhất trong các khu vực khác trong quy hoạch. Đây là khu vực đô thị được định hướng xây dựng khu trung tâm kinh tế tầm cỡ và Trường Thọ là hạt nhân của thành phố mới. Hiện nay một phần khu đô thị Trường Thọ quy mô trên 30ha đã phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000 và đang lập đồ án quy hoạch 1/500. Để chuẩn bị cho việc triển khai xây dựng trung tâm Thủ Đức tại khu Trường Thọ, trạm nghiền xi măng của Công ty Xi măng Hà Tiên và cụm cảng ICD đang được di dời để triển khai xây dựng trung tâm hành chính và Central Business District (CBD) mới của thủ phủ miền Nam, giúp thay đổi hoàn toàn diện mạo đô thị thành phố Thủ Đức trong tương lai, biến Xa lộ Hà Nội trở thành trục xương sống liên kết vùng, Quận và các khu đô thị, các trung tâm tài chính trải dọc theo tuyến Metro số 1, kéo theo giá trị bất động sản tăng mạnh trong thời gian tới.

Metro Star là dự án hiếm toạ lạc ngay mặt tiền Xa lộ Hà Nội, gần vòng xoay Bình Thái lớn nhất khu Đông Sài Gòn và nối trực tiếp đến Ga Metro số 10 bằng cầu bộ hành, cận kề khu đô thị Trường Thọ và thuộc vùng lõi của Phước Long. Các ga Metro dọc tuyến dự kiến sẽ phục vụ khoảng 250.000 lượt khách đi tàu điện mỗi ngày sẽ giúp các khu vực thương mại – dịch vụ như shophouse, phố mua sắm bên trong Metro Star như chiếc phễu hứng trọn hàng chục ngàn lượt khách tham quan mua sắm và sử dụng dịch vụ hằng ngày, chưa kể nguồn khách hàng lớn từ các quận và khu vực lân cận đổ về đây, đặc biệt là dịp cuối tuần

Xem thêm tin tức bất động sản tại: Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Tham khảo các biểu mẫu pháp lý bất động sản tại: Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan