Tin tức
20/12 2022

Bản tin tổng hợp thị trường bất động sản từ 18/04-24/04/2022

  • 295
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin quy hoạch – đầu tư bất động sản

quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

1,Lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030. Theo đó Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính đất liền và không gian biển của Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. theo hướng bảo đảm khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên cơ sở kết nối các địa phương trong vùng; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường với bảo đảm quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc an ninh nội địa, bảo đảm công tác phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển;

Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ vùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của vùng;Đồng thời, Quy hoạch đặt mục tiêu bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế – xã hội, môi trường gây ra đối với sinh kế của cộng đồng dân cư. Quá trình lập quy hoạch cần kết hợp với các chính sách khác để thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững của người dân. – Theo Vneconomy

https://vneconomy.vn/lap-quy-hoach-vung-dong-bang-song-hong-thoi-ky-2021-2030.htm

2, Đồng Nai lên phương án đầu tư khu đô thị thương mại dịch vụ 810.000 tỷ đồng. Đến nay, Sở KHĐT đã có văn bản tham mưu UBND tỉnh trong đó thống nhất đề xuất lựa chọn nhà đầu tư dự án theo phương án đấu giá quyền sử dụng đất (phương án 1). Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh giao Sở TNMT chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai và UBND TP Biên Hòa xác định rõ những ô thửa phù hợp quy hoạch đã có đất sạch, các vị trí có thể bàn giao mặt bằng sớm để có lộ trình thực hiện đấu giá từng khu đất bắt đầu từ năm 2022.

Để thực hiện chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Sở KHĐT, Sở TNMT, Sở Xây dựng, UBND TP Biên Hòa và các đơn vị có liên quan tham mưu thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư để triển khai lập hồ sơ đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị – thương mại – dịch vụ Biên Hòa 1.

Trong đó, riêng đối với nội dung tính toán khái toán chi phí đầu tư xây dựng của Khu đô thị, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng căn cứ theo các quy hoạch làm cơ sở khái toán chi phí đầu tư xây dựng của dự án. Tháng 2/2022, Sở Xây dựng có văn bản ý kiến về hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị – thương mại – dịch vụ Biên Hòa 1.

Cụ thể, dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng dự án khoảng hơn 810.000 tỷ đồng. Đồng thời lưu ý về các nội dung về sự phù hợp của dự án với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. – theo cafef

https://cafef.vn/dong-nai-len-phuong-an-dau-tu-khu-do-thi-thuong-mai-dich-vu-810000-ty-dong-20220417230259572.chn

Tin thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản du lịch tăng cao

1, Bất động sản ven biển âm thầm tăng giá, dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao. Thống kê của DKRA Việt Nam mới đây cũng cho thấy, giá bán biệt thự nghỉ dưỡng trên thị trường sơ cấp ở miền Bắc và miền Nam không có nhiều biến động so với quý trước. Riêng miền Trung ghi nhận tăng từ 10 – 17% so với quý trước.Mức giá tăng lũy kế 16%/năm

Bất động sản nghỉ dưỡng ấm dần

Các chuyên gia CBRE Việt Nam đánh giá, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà hồi phục với khách nội địa giữ vai trò chủ lực xuyên suốt năm 2022. Việt Nam đã khôi phục loạt đường bay quốc tế thường lệ. Các nước khu vực ASEAN đã đồng loạt mở cửa du lịch, tạo hiệu ứng lan tỏa giúp tăng cường thu hút khách đến với toàn khu vực.

Phân khúc bất động sản du lịch sẽ tăng trưởng nhờ 04 yếu tố chính sau đây:

Thứ nhất, du lịch được khởi động và ghi nhận những bước tăng trưởng đáng chú ý. Từ cuối năm 2021 đến nay, sự tự do di chuyển trong bối cảnh bình thường mới đã giúp thị trường du lịch nội địa nóng trở lại. Đồng thời, việc mở cửa lại đường bay quốc tế từ ngày 15/3/2022, kết hợp với chương trình “Hộ chiếu vắc-xin” tiếp tục mang đến cơ hội vàng cho ngành du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng “trở lại đường đua” và có thể “điểm rơi” sẽ bắt đầu từ quý 2/2022.

Thứ hai, ở góc độ thị trường, DKRA Vietnam ghi nhận, trong quý 1/2022, loại hình bất động sản nghỉ dưỡng chứng kiến những diễn biến sôi động ở một số phân khúc như biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng với nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong năm 2022, các thị trường truyền thống có thương hiệu du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,… sẽ phục hồi và có những bước trỗi dậy mạnh mẽ.

Thứ ba, việc hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đầu tư 2020 và Luật Đất đai 2013 liên quan đến pháp lý của bất động sản du lịch sẽ tạo ra tiền đề tích cực cho bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc. Dự kiến trong năm nay, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện khung pháp lý cho loại hình Condotel, Officetel và Shophouse để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Đây là một trong những nền tảng vững chắc thúc đẩy tốc độ phát triển của Condotel, Officetel,… đồng thời củng cố niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư đối với các phân khúc này.

Thứ tư, thị trường bất động sản, du lịch Việt Nam trong 2 năm vừa qua, từ 2020 – 2021, chứng kiến sự gia nhập của nhiều chủ đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính với những dự án quy mô lớn từ vài trăm đến hàng nghìn hecta. Bên cạnh đó, bất chấp những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thương hiệu quản lý – vận hành quốc tế 4 – 6 sao có mặt tại các tâm điểm du lịch góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú nhằm tăng cường khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian sắp tới. Đa phần các dự án lớn sở hữu hệ sinh thái đa tiện ích và được vận hành bởi các thương hiệu quốc tế sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn nhờ khả năng đảm bảo dòng tiền khai thác và lợi nhuận kỳ vọng.

Song song với những tín hiệu lạc quan về du lịch, tiến độ hoàn thiện thủ tục pháp lý liên tiếp trong những tháng đầu năm 2022, các yếu tố về chính sách và kinh tế vĩ mô của Nhà nước như gói hỗ trợ 350.000 tỷ của Chính phủ để kích cầu và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau dịch, phân bổ ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, điều chỉnh lãi suất ngân hàng,… đang mở ra nhiều cơ hội mới để các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng và thị trường bất động sản nói chung phát triển sôi động trở lại. – theo cafef

https://cafef.vn/bat-dong-san-ven-bien-am-tham-tang-gia-du-kien-se-tiep-tuc-tang-cao-202204172211246.chn

2, Gần 11.000 hồ sơ mua bán nhà đất tại Tp.Thủ Đức quý đầu năm, có hiện tượng quá tải. Theo đó Tại Hội nghị Thành ủy Tp.Thủ Đức lần 7, chi cục trưởng Chi cục Thuế Tp.Thủ Đức cho biết khối lượng hồ sơ đất đai trên địa bàn Tp.Thủ Đức quá nhiều. Việc giải quyết hồ sơ mua bán BĐS tư nhân tại Tp.Thủ Đức còn chậm trễ, có hồ sơ kéo dài hơn 3-4 tháng.

Cụ thể, trong quý 1, Chi cục Thuế TP Thủ Đức phải giải quyết gần 11.000 hồ sơ mua bán nhà đất, gấp 20 lần quận 1 và gần 15.000 hồ sơ khai thuế trước bạ cho xe, gấp 3 lần Chi cục Thuế quận 1. – theo cafef

https://cafef.vn/gan-11000-ho-so-mua-ban-nha-dat-tai-tpthu-duc-quy-dau-nam-co-hien-tuong-qua-tai-2022041720133232.chn

Chính sách, quản lý đối với ngành bất động sản

Ngăn chặn tình trạng khai gian thuế

1, Hà Nội siết chặt hành vi ‘khai gian’ thuế. Theo đó Cục Thuế thành phố Hà Nội sẽ thành lập Ban chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản để siết chặt quản lý và chống thất thu thuế đối với hoạt động này trên địa bàn Thủ đô.

Thông tin từ Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của Cục Thuế Hà Nội đã đạt được kết quả nhất định, góp phần hoàn thành dự toán thu của thành phố, thể hiện ở tỷ lệ số hồ sơ có kê khai giá trị BĐS chuyển nhượng cao hơn giá BĐS do UBND thành phố quy định năm 2021 đã tăng so với năm 2020, tương ứng với đó, số tiền thuế kê khai năm 2021 tăng so với năm 2020 cả về số tuyệt đối lẫn số tỷ lệ.

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại tình trạng người nộp thuế kê khai giá chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng hay trên các tờ khai xác định nghĩa vụ thuế không phù hợp với thực tế giao dịch dẫn đến kê khai thiếu các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Theo quy định tại Luật Quản lý thuế, hành vi kê khai giá chuyển nhượng bất động sản thấp hơn giá giao dịch thực tế nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp là hành vi trốn thuế.

Để đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tránh thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, hiện nay, cơ quan Thuế đang tích cực nghiên cứu, tham mưu với các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về thuế liên quan đến căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và thu nhập doanh nghiệp.

Đặc biệt, cơ quan thuế chủ động phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo các Tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn: tuyên truyền, hướng dẫn người dân kê khai đúng thực tế giá mua bán trong các giao dịch chuyển nhượng bất động sản (Ngày 22/03/2022, Sở Tư pháp có văn bản số 653/STP-BTTP gửi Hội Công chứng viên thành phố Hà Nội và các tổ chức trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường quán triệt, thực hiện nghiêm túc quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch nhằm chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản).

Sẽ xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm

Cục Thuế Hà Nội cho biết, cơ quan thuế thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm, cơ quan Thuế sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền về điều tra theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 để xử lý nghiêm đối với hành vi trốn thuế theo pháp luật hình sự và các pháp luật khác có liên quan. – theo cafef

https://m.cafef.vn/ha-noi-siet-chat-hanh-vi-khai-gian-thue-2022042116374577.chn

2.Gỡ những điểm nghẽn pháp lý cho bất động sản du lịch. Thời gian qua Sự thiếu nhất quán trong thực thi chính sách, sự chậm trễ trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đang gây ra bức xúc cho khách hàng và khó khăn cho các chủ đầu tư, làm đình trệ thị trường bất động sản du lịch...

KHÓ CHO CẢ ĐỊA PHƯƠNG LẪN DOANH NGHIỆP VÀ KHÁCH HÀNG

Sau một thời gian phát triển nóng, những năm gần đây, phân khúc này đã bị chững lại. Thị trường gần như đóng băng, lượng giao dịch không đáng kể. Thống kê của Hội Môi giới bất động sản cho thấy, trong vài năm qua, có đến 2/3 các dự án condotel có sản phẩm đang chào bán trên thị trường không phát sinh giao dịch.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh của thị trường này, ngoài tác động của covid thì cơ bản là do khung pháp lý cho loại hình bất động sản du lịch vẫn chưa rõ ràng. Từ đó gây lúng túng cho công tác quản lý Nhà nước, áp dụng bất nhất, tạo nên “điểm nghẽn” cho hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản du lịch. Hệ quả khiến khách hàng bức xúc, tranh chấp kéo dài, doanh nghiệp bị ảnh hưởng về uy tín, thiệt hại tài chính, mất niềm tin vào chủ trương, chính sách ban hành của một số cơ quan quản lý Nhà nước, và ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh.

Chính phủ cũng đã có chủ trương lấy kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, quyết tâm đưa Việt Nam thành quốc gia nằm trong nhóm dẫn đầu về hoạt động du lịch. Đến năm 2030, ngành du lịch Việt Nam phải đủ sức hấp dẫn để đạt được mục tiêu đón trên 50 triệu khách quốc tế, trên 160 triệu khách nội địa.

Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam chỉ có thể đạt khoảng 1/3 chỉ tiêu. Nguồn cung sản phẩm chưa nhiều, đồng thời năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam cũng còn yếu và thua xa những nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Malaysia…

Nguyên nhân cơ bản là do các chính sách, pháp luật liên quan đến bất động sản du lịch vẫn chưa được đầy đủ, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, gây khó khăn, rủi ro cho hoạt động đầu tư kinh doanh, làm nản lòng các nhà đầu tư thứ cấp. Và thực tế đã làm giảm sút lực đầu tư vào hoạt động phát triển bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng trong khoảng 3 năm qua.

CẦN CẤP SỔ ĐỎ CHO NGƯỜI MUA

Nhiều ý kiến chuyên gia, luật sư đồng thuận với hướng giải pháp: những dự án bất động sản du lịch đã được cấp giấy chứng nhận theo loại hình đất ở tại nông thôn nhưng chưa triển khai xây dựng sẽ chuyển sang đất thương mại dịch vụ; đối với các dự án đã xây dựng và hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo hiện trạng đất ở tại nông thôn, thời hạn sử dụng lâu dài cho khách hàng.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, nút thắt chủ yếu đối với bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là việc xác định khái niệm đầy đủ, rõ ràng và việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu condotel, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng; việc phân chia quyền sở hữu; việc xác định thời hạn sở hữu; việc quản lý, khai thác các sản phẩm… Việc kịp thời và chủ động hoàn thiện các căn cứ pháp lý điều chỉnh theo hướng có các quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn, góp phần quản lý, khai thác và phát triển tốt nhất loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn đầu tư trong phân khúc này, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. – theo vneconomy

https://vneconomy.vn/go-nhung-diem-nghen-phap-ly-cho-bat-dong-san-du-lich.htm

Phân tích nhận định

Gỡ rối pháp lý Bất động sản du lịch

Loạt yếu tố kéo theo đà tăng không ngừng của giá bất động sản. Đà tăng giá bất động sản được dự báo sẽ khó có thể dừng lại trong bối cảnh chi phí phát triển leo thang cùng với nhu cầu đầu tư nhà đất bùng nổ tại nhiều thị trường.Mặt bằng giá thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận ở mức 45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 5% so với quý trước. Mặt bằng giá thị trường căn hộ TP.HCM ghi nhận ở mức 64 triệu đồng/m2, tăng khoảng 9% so với quý trước.

Lý giải về nguyên nhân giá nhà leo thang, giới chuyên môn cho rằng, yếu tố chính đến từ khan hiếm nguồn cung, giá đất, chi phí vật liệu tăng, thời gian hoàn thành thủ tục pháp lý kéo dài.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết, khi phát triển bất động sản, vấn đề lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải là quỹ đất và thủ tục pháp lý. Muốn dùng đất để xây dựng thì phải thực hiện đúng quy hoạch. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục pháp lý không thể bỏ đi bất cứ mắt xích nào và quy trình này thường kéo dài rất lâu, không thể dự toán được thời gian chờ.

Còn về vấn đề chi phí vật liệu tăng, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 1/2022, giá xi măng từ 30.000 – 50.000 đồng/tấn so với quý 4/2021 (tăng 1-3% so với quý 4/2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021). Thị trường xi măng hiện cung vượt cầu ở mức cao.

Trước ảnh hưởng thị trường thép thế giới và xu thế tăng của các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép, giá thép trong nước trong quý 1/2022 cũng có xu hướng tăng mạnh. Bắt đầu từ giữa tháng 2/2022 đến thời điểm hiện nay, giá thép xây dựng trên cả nước đã tăng mạnh (khoảng tăng giá từ 600-1.200 đồng/kg) và chưa có dấu hiệu giảm xuống.

Giá thép xây dựng các loại hiện khoảng 18.600-20.600 đồng/kg tại các khu vực Bắc, Trung, Nam (giá thép tròn tại nhà máy trung bình sau thuế VAT của Hòa Phát, miền Nam, Việt Nhật lần lượt là 18.300 đồng/kg, 18.600 đồng, 19.000 đồng/kg…; giá thép hình các loại trung bình khoảng 20.600 đồng/kg). Trung bình quý 1/2022, giá thép xây dựng các loại khoảng 18.890 đ/kg, tăng 3,5% so với quý 4/2021.

Tương tự xung đột Nga – Ukraine khiến giá xăng dầu tăng cao, nhiều nguyên liệu đầu vào khan hiếm. Tới đây giá các loại vật liệu như cát, đất đắp, thép, đá xây dựng… dự báo còn tăng và sẽ kéo theo đà tăng không ngừng của giá bất động sản.

Theo chia sẻ mới đây tại một tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, giá bất động sản liên tục tăng, đặc biệt các nơi có quy hoạch đô thị. Giá bất động sản tăng chủ yếu do cung ít cầu cao. Một phần là thủ tục pháp lý chưa được tháo gỡ, có dự án 3-4 năm, tình trạng này xảy ra khi chưa có Covid-19, dẫn tới tồn đọng dự án. Nguồn tài chính chưa đa dạng, bền vững, khi tín dụng ngân hàng siết chặt, cổ phiếu, trái phiếu bị kiểm soát, điều này đang được đánh giá lại xem sẽ ảnh hưởng bao lâu tới thị trường; nguồn cung càng ít, giá càng cao.

Ông Khởi chia sẻ thêm, hiện đa số các địa phương cũng chưa làm tốt thông tin pháp lý về dự án khiến nhiều nhà môi giới lũng đoạn giá. Tuy nhiên, cần thấy rằng một loạt chính sách bất động sản được thiết kế năm 2020-2021 đã đủ độ trễ để thực hiện trong năm 2022; có những chính sách đầu tháng 3 năm nay các chính quyền địa phương mới bắt đầu triển khai thực hiện.

Về các gói hỗ trợ của Chính phủ hứa hẹn sẽ tác động cả trực tiếp và gián tiếp từ Nghị định 43 của Quốc hội và Nghị định 11 của Chính phủ. Như quy định cấp trực tiếp 15.000 tỷ cho người thuê mua nhà ở xã hội trong 2 năm. Điều này sẽ mang tới cơ hội không lo thiếu người mua, chỉ lo thiếu dự án. Hay quy định hỗ trợ lãi suất 2% cho các đơn vị đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong gói có quy mô 40.000 tỷ.

Ngoài những chương trình đang thực hiện, cộng với chương trình mới sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản. Nhu cầu của thị trường, tiêu thụ, nhà ở lớn sẽ kéo theo kinh doanh, sản xuất phát triển. Ngay ở thời điểm hiện tại đã có hiện tượng, chủ đầu tư không muốn bán dự án đợi giá lên mới bán, đây sẽ là những xung lực với thị trường. – theo cafef

https://cafef.vn/loat-yeu-to-keo-theo-da-tang-khong-ngung-cua-gia-bat-dong-san-20220421035426011.chn

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan